Trump Lật Ngược Thế Cờ Đàm Phán Với Trung Quốc


Không khí chính trường Washington đang nóng lên một cách chưa từng thấy, và mọi sự chú ý đổ dồn về Tòa Bạch Ốc. Trong bối cảnh các cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi giữa các nhân vật quyền lực như Elon Musk và cố vấn kinh tế Scot Ben, Tổng thống Donald Trump sắp công bố một gói điều chỉnh thuế quan mới nhằm ép Trung Quốc phải quay trở lại bàn đàm phán. Đây không chỉ là bước đi chiến lược mà còn có thể là cú đánh quyết định đối với tham vọng bá quyền kinh tế của Bắc Kinh.

Trong khi diễn ra cuộc nội chiến tư tưởng giữa các cố vấn của mình, ông Trump đã công bố một mốc lịch sử mới: hơn 5.000 tỷ USD đầu tư đã được kích hoạt và hơn 451.000 việc làm mới được tạo ra chỉ trong quý đầu tiên. Một cơn địa chấn kinh tế toàn cầu và nước Mỹ đang trở thành tâm chấn trong bối cảnh đó.

Tuy nhiên, không chỉ ở mặt trận kinh tế, căng thẳng cũng tái diễn ở mặt trận quốc tế khi Washington và Kiev bất đồng trong tiến trình đàm phán hòa bình. Mỹ thậm chí đã để ngỏ khả năng rút khỏi bàn đàm phán, điều này đã khiến toàn châu Âu lo ngại. Tòa Bạch Ốc buộc phải ra thông cáo khẩn để giải thích tuyên bố gây tranh cãi của ông Trump liên quan đến Crimea, một vấn đề đang “bùng cháy” và có thể làm xáo trộn toàn bộ cục diện ngoại giao toàn cầu.

Trong những ngày gần đây, căng thẳng giữa Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ và Bộ trưởng Tài chính Scot Ben đã lên đến đỉnh điểm khi cả hai có cuộc tranh cãi gay gắt tại Tòa Bạch Ốc. Nguồn tin cho biết cuộc nói chuyện xoay quanh vấn đề sở thuế vụ đã trở nên căng thẳng đến mức Musk và Ben đã phải đối đầu trực tiếp ngay trước mặt Tổng thống Trump. Đây không phải lần đầu tiên Musk có bất đồng công khai với các thành viên cấp cao trong chính quyền Trump, nhưng lần này lại cho thấy sự nghiêm trọng trong vấn đề.

Bằng cách quyết định điều chỉnh thuế quan đối với Trung Quốc, Trump thể hiện một cách tiếp cận khôn ngoan và linh hoạt. Mức thuế hiện tại có thể được giảm xuống còn 50-65%, làm giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, đây không phải sự nhượng bộ, mà là một chiến lược tính toán nhằm giữ áp lực tối đa lên Bắc Kinh và mở ra cơ hội cho một thỏa thuận có lợi cho Mỹ.

Một quan chức cấp cao Tòa Bạch Ốc cho biết, chính quyền Trump đang xem xét phương án đánh thuế phân tầng. Hàng hóa không mang tính chiến lược sẽ chỉ chịu mức thuế thấp, trong khi các mặt hàng then chốt như chất bán dẫn và thiết bị quân sự vẫn sẽ bị áp mức thuế nặng. Chỉ có Tổng thống Trump mới dám đưa ra những bước đi vừa cứng rắn vừa linh hoạt như vậy để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang gây chao đảo cho nền kinh tế toàn cầu, động thái điều chỉnh thuế quan của Trump cũng được xem như một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Mỹ vẫn làm chủ cuộc chơi. Nếu bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong thời gian tới, đó sẽ được coi là kết quả của chiến lược gây sức ép có kiểm soát, một phong cách đặc trưng chỉ có ở Donald Trump.

Tuyên bố ngày giải phóng thuế quan đã thu hút sự chú ý của chính trường toàn cầu, với hơn 5.200 tỷ USD đầu tư được cam kết và 451.000 việc làm mới được tạo ra chỉ trong vài tháng. Các tập đoàn lớn như Shopbank, Oracle và Open AI cam kết đầu tư 500 tỷ USD vào mạng lưới hạ tầng AI lớn nhất hành tinh. Không chỉ dừng lại ở trong nước, hơn 3.300 tỷ USD đã đổ vào Mỹ từ nước ngoài, biến quốc gia này thành điểm đến đầu tư số 1 toàn cầu.

Chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Trump tạo ra niềm tin cho các công ty đầu tư vào Mỹ, đồng thời làm hồi sinh giấc mơ Mỹ về một nền kinh tế hùng mạnh, nơi việc làm không bị chuyển ra nước ngoài, và công nghệ không bị đánh cắp. Một nước Mỹ mới giàu mạnh, tự chủ và dẫn đầu đang hình thành.

Tuy nhiên, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng có sự khác biệt trong quan điểm về giải pháp chấm dứt chiến tranh. Mỹ đã cảnh báo rằng có thể rút khỏi đàm phán hòa bình với Ukraine nếu họ không chấp nhận các điều khoản. Thông tin này có thể làm tăng thêm căng thẳng giữa Washington và Kiev.

Đề xuất hòa bình mà Mỹ đưa ra bao gồm một lệnh ngừng bắn đồng thời với việc công nhận rằng Nga đã sáp nhập Crimea. Đây là điều mà Zelensky khẳng định Ukraine không thể chấp nhận vì vi hiến. Trong khi Trump nhấn mạnh rằng đàm phán có thể đạt được nếu cả hai bên đều sẵn sàng nhượng bộ, Tổng thống Ukraine vẫn giữ lập trường cứng rắn.

Ngoại trưởng Marco Rubio đã hủy chuyến đi tới London, khiến cuộc họp giữa các bộ trưởng từ Ukraine, Anh, Pháp và Đức phải tạm hoãn, điều này càng cho thấy sự bất đồng giữa phương Tây và Kiev đang gia tăng. Các cuộc đàm phán hòa bình hiện đang phụ thuộc vào hai nhà lãnh đạo mạnh mẽ, thông minh, cùng nói đồng ý.

Mới đây, một tuyên bố chung giữa Anh, Pháp và Đức đã khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với vai trò lãnh đạo của Tổng thống Trump trong tiến trình hòa bình, đồng thời thể hiện sự quyết tâm phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị cho các vòng đàm phán tiếp theo.

Sau những phát biểu gây tranh cãi, Tòa Bạch Ốc lập tức lên tiếng giải thích, khẳng định rằng Tổng thống Trump không yêu cầu Ukraine công nhận vụ sáp nhập Crimea mà chỉ đang thúc đẩy một lộ trình đàm phán hiệu quả. Mọi bên cần thực sự ngồi xuống bàn đàm phán, để đạt được hòa bình mà không cần thêm bất kỳ xung đột nào nữa.

Trong khi cuộc chơi chính trị này tiếp tục xảy ra, sự hiện diện của Tổng thống Trump trong vai trò lãnh đạo vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc định hình cục diện không chỉ của riêng nước Mỹ mà còn là của cả thế giới. Ông đang cố gắng xây dựng một chiến lược hòa bình mạnh mẽ, đưa nước Mỹ trở lại vai trò lãnh đạo thực sự, không phải bằng bom đạn mà bằng ngoại giao mạnh mẽ và hiệu quả.
-->