Trong khung cảnh Ukraina vẫn chìm trong khói lửa, một bóng dáng lạ lẫm đang lặng lẽ bước vào sân khấu quốc tế - không phải bằng chiến xa hay đội quân hùng mạnh, mà qua những lời thì thầm ngoại giao nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng. Đó chính là Trung Quốc, đế chế phương Đông vốn nổi danh với nghệ thuật thao túng trong im lặng, nay bất ngờ bày tỏ ý định gửi quân gìn giữ hòa bình đến vùng đất đau thương của châu Âu.
Liệu đây là thiện chí thực sự hay chỉ là nước cờ chiến lược tinh vi? Bắc Kinh dường như đang chơi một ván cờ khôn ngoan hơn tất cả kỳ vọng, vừa ve vuốt châu Âu, vừa giữ lòng Moscow, và âm thầm chuẩn bị đặt dấu ấn chưa từng có trên mảnh đất Ukraine. Một quốc gia từng bị tám cường quốc phương Tây xâu xé giờ đây muốn trở thành người gìn giữ trật tự cho lục địa đã dạy họ thế nào là "hòa bình kiểu phương Tây".
Nhưng câu hỏi lớn hơn vẫn còn đó: Ai thực sự sẽ gìn giữ hòa bình? Và ai đang viết lại luật chơi trong ván cờ địa chính trị này? Trung Quốc đã tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức tại Brussels, thăm dò khả năng gia nhập liên minh tự nguyện lực lượng gìn giữ hòa bình đang được xây dựng cho kịch bản hậu chiến tại Ukraine.
Động thái này phản ánh sự cân nhắc nghiêm túc của Bắc Kinh trong việc đóng vai trò trong tiến trình hậu xung đột Ukraine. Thông qua các cuộc trao đổi tại Brussels, họ đang thử nghiệm liệu sự tham gia của mình có được châu Âu đón nhận, và liệu điều đó có phù hợp với kỳ vọng quốc tế về hòa bình.
Tuy nhiên, mọi thứ không hề đơn giản. Hiện tại, cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Kia Stemmer đều thể hiện thiện chí sẵn sàng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, với điều kiện có thỏa thuận ngừng bắn rõ ràng giữa Moscow và Kiev. Nhưng đề xuất này từ lâu đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Nga.
Phía Nga vẫn giữ quan điểm sẵn sàng thảo luận về lệnh ngừng bắn tạm thời, nhưng chỉ khi các nguyên tắc khung của một thỏa thuận hòa bình lâu dài được xác lập rõ ràng. Họ kiên quyết không chấp nhận bất kỳ lực lượng NATO nào hiện diện tại Ukraine, và tỏ ra dè dặt với đề xuất về một liên minh tự nguyện có nguồn gốc từ châu Âu.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc nổi lên như một phương án khả thi nhờ vị thế ngoại giao đặc biệt. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine, mà trách nhiệm đó cần được chuyển giao cho châu Âu.
Mặc dù vậy, khả năng Trung Quốc thực sự triển khai quân gìn giữ hòa bình tại Ukraine vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị không đưa ra câu trả lời trực tiếp khi được hỏi về vấn đề này. Thay vào đó, ông khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế dựa trên nguyện vọng của các bên trong cuộc xung đột.
Thái độ thận trọng của Bắc Kinh là có cơ sở. Trên thực tế, việc Trung Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình ra nước ngoài không phải là điều quá mới mẻ. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, kể từ năm 1990, Bắc Kinh đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cử hơn 50.000 quân nhân phục vụ trong 25 phái bộ khác nhau.
Các hoạt động này chủ yếu tập trung ở khu vực châu Phi, nơi Trung Quốc không chỉ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và gỡ bỏ bom mìn, mà còn đóng vai trò trong bảo trì sân bay, xây dựng boong ke và thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật dân sự. Từ năm 1992 đến nay, các đơn vị công binh Trung Quốc đã hiện diện tại nhiều điểm nóng như Campuchia, Congo, Liberia, Nam Sudan, Lebanon và Mali.
Theo thống kê chính thức của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc hiện là quốc gia đóng góp nhiều binh sĩ gìn giữ hòa bình nhất trong số năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Về tài chính, Bắc Kinh hiện là nước đóng góp lớn thứ hai cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này, chiếm 18,69% tổng ngân sách, chỉ sau Hoa Kỳ.
Từ năm 2008, Trung Quốc đã tiến hành 47 đợt tuần tra chống cướp biển tại vùng biển Vịnh Aden, qua đó thể hiện cam kết đóng góp vào an ninh hàng hải toàn cầu và bảo vệ các tuyến vận tải thương mại quốc tế. Năm 2014, hải quân Trung Quốc cũng tham gia hộ tống việc vận chuyển vũ khí hóa học từ Syria đến nơi tiêu hủy theo quy định của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Mặc dù vậy, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine nếu xảy ra, sẽ mang tính biểu tượng rất lớn. Nó không chỉ củng cố hình ảnh một Trung Quốc trung lập đóng vai trò hòa giải, mà còn tạo điều kiện cho Bắc Kinh góp mặt vào quá trình tái thiết Ukraine trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải mọi quan điểm trong nội bộ Trung Quốc đều đồng thuận với hướng đi này. Một số ý kiến cảnh báo rằng sự tham gia của Trung Quốc, dù là dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình, có thể khiến nước này rơi vào thế khó xử về mặt ngoại giao. Bắc Kinh có nguy cơ đánh mất thế cân bằng quan hệ với cả Nga, Hoa Kỳ, châu Âu và Ukraine.
Một số nước châu Âu cũng có thể tỏ ra dè dặt trước ý tưởng về việc quân đội Trung Quốc hiện diện trên lãnh thổ châu Âu, dù là dưới lá cờ Liên Hợp Quốc. Và nếu xung đột bất ngờ tái bùng phát, các lực lượng gìn giữ hòa bình có thể bị cuốn vào tình huống rủi ro vượt ngoài tầm kiểm soát.
Chính vì thế, một hướng tiếp cận thận trọng đang được nhiều chuyên gia kiến nghị. Trung Quốc nên tiếp tục quan sát, giữ thái độ xây dựng nhưng tránh đưa ra các cam kết quân sự cụ thể ở giai đoạn hiện tại. Điều này sẽ giúp Trung Quốc duy trì tính linh hoạt chiến lược và tránh bị ràng buộc trong một cục diện chưa rõ ràng.
Thêm vào đó, thực tế cho thấy Nga vẫn kiên quyết không chấp nhận sự hiện diện của quân đội NATO tại Ukraine và cũng khó chấp nhận các lực lượng đến từ các quốc gia thân phương Tây như Úc hay Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, việc huy động lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia Nam bán cầu, bao gồm cả Trung Quốc, được coi là một phương án trung lập và khả thi hơn.
Nếu một thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ làm trung gian thực sự được ký kết giữa Nga và Ukraine, và nếu tất cả các bên liên quan, bao gồm cả Moscow, Washington, Kiev và Brussels cùng nhất trí kêu gọi Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình dưới sự điều phối của Liên Hợp Quốc, thì Bắc Kinh sẽ có đủ điều kiện để chính thức góp mặt trong sứ mệnh này.
Khi đó, Bắc Kinh không chỉ tham gia với tư cách một bên gìn giữ hòa bình, mà còn khẳng định vai trò trong hệ thống an ninh toàn cầu. Tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng cho thấy sự nhất quán trong đường lối này. Tại cuộc họp báo của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trật tự đa phương và thể hiện trách nhiệm với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở Nam bán cầu.
Dù vậy, một loạt các rào cản vẫn đang tồn tại. Thứ nhất, bất kỳ sự can thiệp nào cũng đòi hỏi sự đồng thuận chính trị từ cả Nga và Ukraine. Thứ hai, lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc sẽ phải tìm được vai trò phù hợp trong một cấu trúc đa quốc gia, nơi các quốc gia châu Âu nhiều khả năng sẽ đảm nhận vai trò chỉ huy. Thứ ba, Trung Quốc vẫn cần cân nhắc đến cảm nhận của công chúng trong nước, vốn có thể hoài nghi về lý do tại sao nước này lại can dự vào một cuộc khủng hoảng quân sự tại châu Âu trong khi nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức.
Tất cả những yếu tố đó khiến cho việc Trung Quốc gửi quân gìn giữ hòa bình đến Ukraine, dù có tiềm năng, vẫn là một quyết định cần được cân nhắc thận trọng và đặt trong bối cảnh ngoại giao rộng lớn hơn trên bình diện toàn cầu.
Trung Quốc vẫn nỗ lực khẳng định vai trò của mình như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt dưới khuôn khổ của Liên Hợp Quốc. Về tài chính, Bắc Kinh hiện là nước đóng góp lớn thứ hai cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này, chiếm 18,69% tổng ngân sách, chỉ sau Hoa Kỳ. Về nhân sự, Trung Quốc hiện xếp thứ tám toàn cầu với 1.799 quân nhân đang phục vụ trong các phái bộ gìn giữ hòa bình, đồng thời là nước đóng góp quân nhân lớn nhất trong nhóm năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, vượt xa Hoa Kỳ hiện đứng ở vị trí thứ 81.
Từ năm 2017, Trung Quốc đã duy trì một lực lượng gìn giữ hòa bình trực chiến gồm 8.000 quân sẵn sàng triển khai đến các điểm nóng trên thế giới theo cam kết của Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Trong thực tiễn, Trung Quốc đã từng đạt được một số dấu mốc đáng chú ý. Từ năm 2008, nước này đã tiến hành 47 đợt tuần tra chống cướp biển tại vùng biển Vịnh Aden, qua đó thể hiện cam kết đóng góp vào an ninh hàng hải toàn cầu và bảo vệ các tuyến vận tải thương mại quốc tế. Năm 2014, hải quân Trung Quốc cũng tham gia hộ tống việc vận chuyển vũ khí hóa học từ Syria đến nơi tiêu hủy theo quy định của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
Dựa trên nền tảng đó, một kịch bản tiềm năng đang được thảo luận là Trung Quốc có thể triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine dưới sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, khả năng này được đánh giá là rất thấp vì Nga, với tư cách là thành viên thường trực, nhiều khả năng sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào hợp pháp hóa sự hiện diện quân sự quốc tế tại Ukraine, kể cả dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình.
Một động thái như vậy nếu xảy ra chẳng khác nào Nga gián tiếp thừa nhận rằng hành động quân sự của họ là sai lầm, đồng thời phá vỡ chiến lược giảm nhiệt của Moscow về việc duy trì ảnh hưởng tại lãnh thổ Ukraine. Do đó, một kịch bản khác đang được cân nhắc là việc triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình không chính thức, không thuộc Liên Hợp Quốc và chủ yếu đến từ các quốc gia châu Âu.
Nhưng mô hình này lại đặt Trung Quốc vào thế khó xử. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng mọi sự tham gia gìn giữ hòa bình đều phải diễn ra dưới sự ủy nhiệm rõ ràng của Liên Hợp Quốc. Sự thiếu vắng một cơ chế pháp lý quốc tế có thể khiến Trung Quốc dè chừng, nếu không muốn nói là đứng ngoài.
Ngoài ra, một rào cản lớn khác đến từ chính Kiev. Cho đến nay, Ukraine vẫn không coi Trung Quốc là một bên trung gian trung lập. Các văn kiện do Bắc Kinh đề xuất như bản lập trường 12 điểm năm 2023 hay sáng kiến chung với Brazil năm 2024, dù được phía Nga hoan nghênh, nhưng lại bị Kiev thẳng thừng bác bỏ vì không đề cập đến việc lên án hành động xâm lược và không tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.
Phát biểu tại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2024, Tổng thống Vladimir Zelensky đã chỉ rõ rằng bất kỳ đề xuất hòa bình nào không tính đến lợi ích của Ukraine đều chẳng khác nào tái hiện quá khứ thực dân tàn bạo. Đây là một thông điệp rõ ràng cho thấy Ukraine không xem Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy trong việc nỗ lực hòa giải.
Thêm vào đó, việc Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp các thiết bị lưỡng dụng và hình thức hỗ trợ gián tiếp cho Nga cũng làm xấu đi hình ảnh của Bắc Kinh trong mắt Kiev. Trong bối cảnh niềm tin bị sói mòn, rất khó để chính phủ Ukraine chấp nhận cho quân đội Trung Quốc hiện diện trên lãnh thổ của mình, ngay cả dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình.
Rào cản đối với việc Trung Quốc đưa quân đến Ukraine nằm ở chỗ, nếu việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine trở thành hiện thực, nó không thể diễn ra một cách đơn phương. Trên thực tế, bất kỳ sự hiện diện nào của Bắc Kinh trong một cấu trúc an ninh ở châu Âu đều cần sự đồng thuận ít nhất từ Hoa Kỳ, đặc biệt là từ Tổng thống Trump.
Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần khẳng định rằng châu Âu phải giữ vai trò trung tâm trong việc đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine. Tuy nhiên, Washington vẫn được kỳ vọng duy trì vai trò hỗ trợ nhất định, nhất là trong việc thiết kế và thúc đẩy các cơ chế hợp tác quốc tế mới. Một số quan chức Hoa Kỳ đã từng nêu ý tưởng mở rộng lực lượng gìn giữ hòa bình sang các quốc gia ngoài châu Âu, bao gồm Trung Quốc và Brazil, nhằm tạo ra một mô hình đa phương vừa cân bằng hơn về mặt hình ảnh, vừa có thể khiến Moscow cảm thấy dễ chấp nhận hơn.
Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là lập trường chính thức của Mỹ, và chưa rõ liệu đề xuất này có được đưa ra với mục tiêu chiến lược lâu dài hay chỉ là một cách tạo thêm động lực cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Về phía Trung Quốc, ngay cả khi được mời tham gia, Bắc Kinh vẫn có nhiều điều cần cân nhắc. Một trong những rào cản lớn là vai trò mà Trung Quốc sẽ được giao trong cấu trúc gìn giữ hòa bình. Nếu lực lượng Trung Quốc chỉ đóng vai trò thứ yếu trong một mô hình dẫn dắt bởi Hoa Kỳ hoặc châu Âu, đơn cử như nằm dưới sự bảo trợ chung của các cường quốc phương Tây, thì điều đó có thể đi ngược lại hình ảnh mà Bắc Kinh muốn xây dựng - một cường quốc độc lập có năng lực triển khai và tự chủ về an ninh, không phụ thuộc vào bất kỳ khối liên minh nào.
Tương tự, nếu Trung Quốc hợp tác với một lực lượng chủ yếu do châu Âu triển khai và chỉ huy, khả năng phối hợp sẽ gặp nhiều giới hạn. Các lực lượng này nhiều khả năng sẽ do một chỉ huy châu Âu điều hành và thường xuyên phối hợp với Hoa Kỳ. Trong trường hợp đó, quân đội Trung Quốc có thể phải chấp nhận một cơ cấu chỉ huy không mang tính đối đẳng - điều mà Bắc Kinh có thể xem là nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh lịch sử từng bị các cường quốc phương Tây áp đặt trong thế kỷ trước.
Một tình huống tương tự đã từng được áp dụng ngoài khơi Vịnh Aden, nơi hải quân Trung Quốc hoạt động như một lực lượng độc lập bên ngoài lực lượng đặc nhiệm liên hợp CTF-151 do Hoa Kỳ dẫn đầu. Mô hình đó cho phép Trung Quốc đóng góp một phần vào an ninh quốc tế mà vẫn giữ được vị thế riêng biệt.
Tuy nhiên, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình trên đất liền tại Ukraine sẽ không đơn giản như vậy. Ukraine và các nước châu Âu chắc chắn sẽ muốn kiểm soát toàn bộ lực lượng hoạt động bên trên lãnh thổ của mình. Khả năng cho Trung Quốc vận hành độc lập trong bối cảnh như vậy gần như là không thể.
Ngoài ra, một yếu tố khác không kém phần quan trọng là thái độ của Nga. Dù mối quan hệ Trung-Nga hiện vẫn được tuyên bố là đối tác không giới hạn, nhưng bất kỳ động thái nào của Trung Quốc tại Ukraine cũng có thể được Moscow nhìn nhận với sự cảnh giác. Nếu Bắc Kinh triển khai quân gìn giữ hòa bình, Nga có thể xem đây là sự nhượng bộ với phương Tây, hoặc tệ hơn là bước đầu của một liên minh ngầm hạn chế ảnh hưởng địa chính trị của Moscow ở khu vực.
Trong trường hợp xung đột tái bùng phát, lực lượng Trung Quốc cũng có thể rơi vào thế bị động và đối mặt với nguy cơ bị tấn công. Trong nội bộ Trung Quốc, một loạt câu hỏi cũng có thể được đặt ra. Việc gửi quân đến châu Âu, dù dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình, có thể khiến chính quyền Bắc Kinh phải giải thích với dư luận trong nước về lý do tham gia một hoạt động mang tính quân sự xa xôi, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang chịu áp lực từ tăng trưởng chậm và các lệnh trừng phạt thương mại từ phương Tây.
Tổng hợp lại có thể thấy, Trung Quốc đang đứng trước nhiều lựa chọn nhưng cũng nhiều ràng buộc. Mong muốn đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề Ukraine là có thật và phù hợp với tham vọng nâng tầm ảnh hưởng quốc tế. Tuy nhiên, những rào cản chính trị, chiến lược và hình ảnh vẫn khiến khả năng Bắc Kinh triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine trong ngắn hạn là rất thấp.
Thay vào đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chọn một vai trò khác ít nhạy cảm hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng lâu dài, như tham gia các hoạt động tái thiết Ukraine sau chiến tranh, cung cấp viện trợ nhân đạo, hỗ trợ nhân lực và thúc đẩy hợp tác thương mại. Đây sẽ là con đường thận trọng nhưng thực dụng giúp Trung Quốc vừa giữ được vị thế trung lập tích cực, vừa tránh sa lầy vào một cuộc khủng hoảng chưa có điểm dừng rõ ràng.