Ông Trump yêu cầu Ukraine trả lại 123 tỷ USD viện trợ của Mỹ: Một bước ngoặt lịch sử táo bạo, công lý cần được thực thi!

Ông Trump yêu cầu Ukraine trả lại 123 tỷ USD viện trợ của Mỹ: Một bước ngoặt lịch sử táo bạo, công lý cần được thực thi!


Chính quyền Trump đã thực hiện một hành động chưa từng có trong lịch sử ngoại giao Mỹ khi mạnh mẽ yêu cầu Ukraine hoàn trả toàn bộ số viện trợ mà Washington đã cung cấp cho nước này kể từ cuộc chiến toàn diện với Nga khởi đầu vào năm 2022 – thậm chí kèm lãi suất! Phải nói đây là một động thái sắc bén từ Nhà Trắng, một thông điệp đanh thép gửi tới toàn cầu rằng: Hoa Kỳ không còn là máy ATM không đáy để thế giới tùy tiện "rút tiền".

Theo các nguồn tin từ Euro Integration, thỏa thuận mới về tài nguyên khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine yêu cầu Kiev hoàn trả con số khổng lồ 123 tỷ USD – bao gồm toàn bộ ngân sách viện trợ, hỗ trợ quân sự và nhân đạo mà Mỹ đã dốc túi cung cấp suốt ba năm qua. Đáng chú ý, khoản tiền này không chỉ dừng ở việc hoàn trả mà còn phải đi kèm lãi suất tăng thêm 4% mỗi năm. Đó là cách Mỹ tuyên bố: không có sự "phóng tay" nào là miễn phí.

Các khoản viện trợ này được sử dụng để cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự từ kho dự trữ Lầu Năm Góc và mua sắm thiết bị từ các nhà sản xuất vũ khí Mỹ. Đây không phải tiền "nhờ vả" hay "món quà vô điều kiện" – đây là sự đầu tư cho một cuộc chiến mà chính Ukraine đã kêu gọi Hoa Kỳ tham gia. Giờ đây Kiev phải đối mặt với bài toán: Liệu có đủ khả năng để hoàn trả khoản tiền này khi đang vật lộn tái thiết đất nước? Và câu trả lời của Tổng thống Trump rất rõ ràng: "Hãy có trách nhiệm với sự sống còn của các bạn. Hãy trả nợ và đừng mong Mỹ tiếp tục giúp đỡ các bạn mà không có điều kiện!"

Bản dự thảo quy định rằng Ukraine phải chuyển đổi doanh thu từ tài nguyên khoáng sản của mình sang đồng USD để thực hiện các khoản thanh toán theo yêu cầu của Washington. Không chỉ đơn thuần là hoàn trả, Ukraine cũng phải tự chi trả mọi chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện thỏa thuận. Đừng nghĩ rằng Mỹ sẽ tiếp tục "bảo trợ" hàng loạt chi phí bổ sung – đây là thời điểm mà Kiev phải đứng lên, chịu trách nhiệm và không còn phụ thuộc vào sự hào phóng của Mỹ.

Thêm vào đó, thỏa thuận còn cho phép Mỹ hưởng lợi trực tiếp từ doanh thu tương lai mà Ukraine kiếm được qua tài nguyên khoáng sản, với cam kết rằng Quỹ khoáng sản Mỹ sẽ tái đầu tư vào các dự án tại Ukraine và thu về 50% lợi nhuận. Một hệ thống khôn ngoan nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Mỹ – không để Ukraine lãng phí bất kỳ đồng bạc nào mà không mang lại lợi ích trực tiếp cho những người nộp thuế Mỹ.

Tuy nhiên, đỉnh điểm vẫn là mức lãi suất "mạnh tay" 4% mỗi năm, tạo thêm áp lực đáng kể lên Ukraine. Đây không chỉ là vấn đề tài chính – đây còn là bài học xương máu dành cho Ukraine: viện trợ là sự đầu tư, không phải là sự ban phát miễn phí để các quốc gia khác "lạm dụng lòng tốt". Tổng thống Trump đã lật tung tư duy cũ rích về ngoại giao hiện đại: không quốc gia nào, kể cả một quốc gia như Ukraine, có quyền coi Mỹ là ngân khố vô đáy.

Phản ứng từ Kiev, như thường lệ, nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Tổng thống Zelensky không chỉ bất mãn mà còn cố gắng trì hoãn mọi tiến trình đàm phán, tuyên bố rằng viện trợ Mỹ trước đây là "không hoàn lại" – một lập luận mà Washington dưới thời Trump dứt khoát từ chối chấp nhận. Ukraine có thể tuyên bố "ranh giới đỏ" của mình, nhưng ranh giới thật sự được vạch ra bởi chính quyền Mỹ, và không có một ngoại lệ nào.

Thỏa thuận khoáng sản, vốn được cho là sẽ ký vào tháng 2, đã bị đình trệ sau cuộc họp căng thẳng tại Phòng Bầu dục giữa Tổng thống Zelensky và Tổng thống Trump. Nhưng hãy coi đây là thông điệp không thể tranh cãi: Mỹ không còn nhún nhường, không còn mềm yếu, không để bất kỳ ai coi thường những giá trị kinh tế và chiến lược mà nước này đã đặt cược vào Ukraine.

Từ chối ký kết thỏa thuận này có thể là một quyết định "nổ súng vào chân mình" của Ukraine. Tổng thống Trump đã vạch ra hướng đi rõ ràng – đường lối mà tất cả các quốc gia trên thế giới nên hiểu: Mỹ không phải nhà từ thiện. Các đồng thuế của công dân Mỹ đã đi vào nước ngoài phải mang lại giá trị tương ứng. Một trật tự mới về viện trợ quốc tế đã được thiết lập, và Ukraine phải đối mặt thách thức đó. Không có đường lui. Không có sự mềm yếu. Đây là Mỹ dưới thời Donald Trump.
Mới hơn Cũ hơn

نموذج الاتصال