Có phải Việt Nam sắp dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn trở về nước để thụ hình và tiếp tục xét xử một số vụ án hay không? Chúng ta cùng nhau trao đổi vấn đề này. Thời gian gần đây, rộ lên tin đồn Việt Nam sẽ dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn về nước. Tin đồn này xuất phát từ một tin đồn khác và một hành vi công vụ. Tin đồn khác là Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở Đức. Tôi xin nói rõ rằng đây là tin đồn chưa có cơ sở nào xác nhận cả.
Thứ hai, đó là việc Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang sang Đức công tác. Do đó, từ tin đồn ban đầu về nơi cư trú của Nguyễn Thị Thanh Nhàn và việc Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang sang Đức công tác lại dấy lên một tin đồn rằng Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ được đưa từ Đức về Việt Nam. Chúng ta cùng xem xét thông tin này để xác định mức độ chính xác của nó.
Chúng tôi dựa vào công pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về luật dẫn độ, không có nguồn tin nào xác nhận điều này. Theo chúng tôi, chưa có việc dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn về nước bởi những lý do sau:
Thứ nhất, chúng tôi nói về chuyến công tác của Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Theo thông báo chính thức của nhà nước Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có các cuộc hội đàm với Bộ Nội vụ và cơ quan tình báo Cộng hòa Liên bang Đức nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Nhận lời mời của cơ quan thực thi pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức trong các ngày từ ngày hai mươi sáu đến ngày hai mươi chín tháng mười năm hai nghìn không trăm hai mươi bốn.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Lương Tam Quang đã có các cuộc hội đàm với Bộ Nội vụ và cơ quan tình báo Đức nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Trong các cuộc hội đàm, hai bên nhất trí kiên trì không cho phép bất kỳ tổ chức nào, cá nhân nào lợi dụng lãnh thổ của nước này để xâm hại an ninh quốc gia nước kia, không để lan truyền thông tin giả, thông tin sai lệch nhằm chia rẽ quan hệ hai nước. Hai bên cũng đã tăng cường trao đổi đoàn các cấp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống các loại tội phạm, phối hợp đấu tranh chuyên án, điều tra, xác minh, truy bắt số đối tượng truy nã liên quan đến công dân của hai nước.
Hai bên nhất trí thúc đẩy ký hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, hiệp định dẫn độ tội phạm và hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù, hợp tác đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi pháp luật, nhất là trong lĩnh vực phòng chống tội phạm ma túy, công nghệ cao, khủng bố, giám định kỹ thuật hình sự, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao, công dân nước này, công tác đầu tư, học tập và làm ăn sinh sống ở nước kia.
Hai bên sẽ thường xuyên tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác đa phương trong lĩnh vực thực thi pháp luật. Hai nước là thành viên của hai bên thống nhất sẽ tăng cường hợp tác toàn diện nhằm góp phần đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới và cùng hướng tới tương lai. Như vậy, Bộ trưởng Lương Tam Quang và Việt Nam và Đức chưa ký hiệp định dẫn độ. Tuy nhiên, việc chưa ký hiệp định dẫn độ cũng không có nghĩa là không thể dẫn độ.
Theo điều ba mươi hai của Luật tương trợ tư pháp năm hai nghìn không trăm lẻ bảy có quy định về dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án như sau: Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người vi phạm hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó. Hai cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi vi phạm hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án. Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam có đầy đủ điều kiện để yêu cầu bất kỳ nước nào, trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức, dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn trở về Việt Nam để thi hành án phạt tù và tiếp tục xét xử nhiều vụ án khác. Việc này hoàn toàn hợp pháp với luật pháp Việt Nam và các quy định về dẫn độ và tương trợ tư pháp của tất cả các nước.
Trong trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở một nước đã ký hiệp định dẫn độ, tư pháp, dẫn độ tương trợ pháp với Việt Nam, thì việc dẫn độ sẽ khá dễ dàng. Còn ví dụ, chúng tôi nói ví dụ thôi, Đức là một nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì sao? Việt Nam vẫn có thể yêu cầu Cộng hòa Liên bang Đức dẫn độ công dân Việt Nam đã có bản án cư trú tại Đức về Việt Nam để thi hành án, và Đức có thể chấp nhận hoặc từ chối.
Trong trường hợp đã có hiệp định, thì việc dẫn độ rất dễ dàng. Còn trong trường hợp chưa có hiệp định ký kết thì không có nghĩa là không được. Việc dẫn độ tùy theo thỏa thuận của Chính phủ và cơ quan chức năng của hai bên. Đối với một bị can bình thường, Bộ Công an và bộ tương tự ở Cộng hòa Liên bang Đức có thể thương thảo được. Như vậy có nghĩa là, trước sau gì Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nếu ở bất cứ một nước nào, kể cả có hiệp định tư pháp hay chưa với Việt Nam, cũng sẽ được dẫn độ về Việt Nam. Tuy nhiên, không phải là bây giờ mà cần có một thời gian để thỏa thuận và tương tác hỗ trợ lẫn nhau.
Việc này càng thuận lợi sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tổ Lương đã đi công du nước ngoài. Là hai chức danh nguyên thủ quốc gia đi công du và ngoại giao, điều này đã nâng tầm vị thế Việt Nam lên một bước mới và tạo sự thân thiện đặc biệt đối với rất nhiều nước. Đó là một điều kiện rất đặc biệt và thuận lợi để dẫn độ tội phạm về Việt Nam một cách dễ dàng hơn. Chuyến đi của Bộ trưởng Lương Tam Quang, ngoài những ý nghĩa mang tính chung nhất, còn có một ý nghĩa rất quan trọng khác nữa. Đó là Đức đã bằng lòng với chúng ta trong hợp tác tương trợ về mặt hình sự, không để bất kỳ ai sử dụng lãnh thổ Đức để chống phá Việt Nam, kể cả bằng vũ trang hay bằng hình thức phát tán thông tin giả, tài liệu mang tính bôi nhọ cá nhân và quốc thể của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, ở Cộng hòa Liên bang Đức có ít nhất ba tài khoản mạng xã hội của người Việt mang tính công kích thể chế và một số cá nhân lãnh đạo Việt Nam rất dữ dội, kéo dài từ nhiều năm nay. Với chuyến đi lần này, một thỏa thuận giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, thì ba tài khoản này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, bước đầu, chuyến đi của Bộ trưởng Lương Tam Quang đã thành công và đặt viên gạch đầu tiên cho việc dẫn độ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng như nhiều người khác trở về Việt Nam để chấp hành án phạt tù và bị điều tra trong một số chuyên án khác. Cảm ơn các bạn rất nhiều.