Sáng 10 Tháng Chín, trận lũ quét xảy ra ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi có 35 nhà dân, 128 người cư trú. Đến chiều cùng ngày, mới cứu được 30 người, tìm được 16 thi thể.
Nói với báo Tuổi Trẻ, ông Hoàng Quốc Bảo, bí thư Huyện Ủy Bảo Yên, cho biết: “Chúng tôi xác định hiện vẫn còn khoảng 70 người dân mất tích trong vụ lũ quét.”
Theo ông Bảo, chính quyền huyện Bảo Yên nhận được tin báo trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ khoảng 10 giờ 15 phút sáng.
Do khu vực xảy ra trận lũ quét nằm cách xa trung tâm, giao thông bị chia cắt, hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn.
Khoảng 2 giờ trưa, các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 người.
Đến buổi tối lực lượng chức năng tìm thêm được thi thể một người dân bị vùi lấp.
Theo báo Thanh Niên, người dân địa phương cho hay, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở đất xảy ra, tất cả đều hoàn toàn bất ngờ.
Ông Hoàng Văn Điệp, trưởng thôn Làng Nủ, cho biết sự việc xảy ra vào 6 giờ sáng cùng ngày, người dân nhìn thấy đám bùn đất to ở trên cao 100 mét sạt trên núi xuống. Sau tiếng “bùm,” bùn đất đổ ụp xuống khu vực người dân đang sinh sống, tất cả các ngôi nhà đều bị đẩy bay.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, tại Hà Nội, lũ trên sông Hồng lên cao nhất 16 năm qua đã khiến một số khu vực dân cư ở một số quận trung tâm Hà Nội ngập nặng hôm 10 Tháng Chín, và cứ mỗi giờ mực nước sông Hồng chảy qua Hà Nội cao thêm 10 cm.
Trước tình hình trên, giới hữu trách Hà Nội lệnh báo động lũ trên sông Hồng tại 10 quận huyện, đồng thời hạn chế xe vận tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại xóm dân cư ven sông Hồng thuộc phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, nước lũ dâng cao, nhấn chìm công viên, bãi gửi xe, sân đền… dọc sông Hồng.
Rạng sáng 10 Tháng Chín, nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ… cũng bị ngập nặng.
Trong khi đó, những ngày qua hàng ngàn người dân ở huyện Chương Mỹ phải sống chung với nước lũ khi mưa lớn khiến nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê nhấn chìm nhà cửa, tài sản. Nhiều tuyến đường liên thôn, xã… đang chìm trong nước, nhiều nơi nước ngập tới mái nhà.
“Lần trước phải mất gần 20 ngày nước lũ mới rút, lần này nước lũ nặng hơn, ngập nặng hơn nên có thể hơn một tháng nước lũ mới rút hết hẳn. Một năm hai lần như thế này thì người dân chúng tôi còn làm ăn gì được nữa,” anh Nguyễn Trung Kiên ở xã Nam Phương Tiến, xót xa nói với báo Lao Động.
Ông Nguyễn Văn Phong, phó bí thư Thành Ủy Hà Nội, cho biết đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008.
“Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời dân,” ông Phong nói.
Khoảng 2 giờ trưa, các lực lượng đã tiếp cận được hiện trường, ứng cứu được 10 nạn nhân, tìm thấy thi thể 15 người.
Đến buổi tối lực lượng chức năng tìm thêm được thi thể một người dân bị vùi lấp.
Theo báo Thanh Niên, người dân địa phương cho hay, khu vực này chưa bao giờ xảy ra thiên tai nên khi vụ sạt lở đất xảy ra, tất cả đều hoàn toàn bất ngờ.
Ông Hoàng Văn Điệp, trưởng thôn Làng Nủ, cho biết sự việc xảy ra vào 6 giờ sáng cùng ngày, người dân nhìn thấy đám bùn đất to ở trên cao 100 mét sạt trên núi xuống. Sau tiếng “bùm,” bùn đất đổ ụp xuống khu vực người dân đang sinh sống, tất cả các ngôi nhà đều bị đẩy bay.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, tại Hà Nội, lũ trên sông Hồng lên cao nhất 16 năm qua đã khiến một số khu vực dân cư ở một số quận trung tâm Hà Nội ngập nặng hôm 10 Tháng Chín, và cứ mỗi giờ mực nước sông Hồng chảy qua Hà Nội cao thêm 10 cm.
Trước tình hình trên, giới hữu trách Hà Nội lệnh báo động lũ trên sông Hồng tại 10 quận huyện, đồng thời hạn chế xe vận tải qua cầu Chương Dương, dừng tàu chạy qua cầu Long Biên.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại xóm dân cư ven sông Hồng thuộc phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, nước lũ dâng cao, nhấn chìm công viên, bãi gửi xe, sân đền… dọc sông Hồng.
Rạng sáng 10 Tháng Chín, nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ… cũng bị ngập nặng.
Trong khi đó, những ngày qua hàng ngàn người dân ở huyện Chương Mỹ phải sống chung với nước lũ khi mưa lớn khiến nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê nhấn chìm nhà cửa, tài sản. Nhiều tuyến đường liên thôn, xã… đang chìm trong nước, nhiều nơi nước ngập tới mái nhà.
“Lần trước phải mất gần 20 ngày nước lũ mới rút, lần này nước lũ nặng hơn, ngập nặng hơn nên có thể hơn một tháng nước lũ mới rút hết hẳn. Một năm hai lần như thế này thì người dân chúng tôi còn làm ăn gì được nữa,” anh Nguyễn Trung Kiên ở xã Nam Phương Tiến, xót xa nói với báo Lao Động.
Ông Nguyễn Văn Phong, phó bí thư Thành Ủy Hà Nội, cho biết đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008.
“Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời dân,” ông Phong nói.
Hà Nội là một trong những nơi chịu thiệt hại nặng khi bão Yagi quét qua. Từ hôm 6 đến 8 Tháng Chín, thành phố ghi nhận ba người chết, 10 người bị thương; hàng ngàn hécta lúa, hoa màu bị đổ, ngập nước, hơn 17,000 cây xanh gãy đổ…
Theo dữ liệu của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia, lúc 12 giờ trưa 10 Tháng Chín, mực nước sông Thao (còn gọi là sông Hồng) qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đang xuống, nhưng vẫn trên báo động ba – mức nguy hiểm nhất. Trong khi đó, lũ sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ đang lên.
Mưa lớn khiến miền Bắc xuất hiện một đợt lũ kéo dài đến 11 Tháng Chín. Đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2-3.
Theo phúc trình của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Yên Bái, tính đến sáng 10 Tháng Chín, cả tỉnh có 28 người chết và mất tích do mưa lũ “vượt mức lũ lịch sử năm 1968.” Trong đó, 22 người chết do sạt lở đất.
Mưa lũ cũng làm hơn 10,000 ngồi nhà bị ngập nước, trong đó hơn 7,900 nhà ở thành phố Yên Bái. Hiện thành phố Yên Bái và nhiều huyện trong tỉnh vẫn chìm trong biển nước, nhiều phường, xã bị cô lập không thể liên lạc, giao thông chia cắt.
Báo VNExpress cho hay hàng ngàn trường học ở các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai phải cho học sinh nghỉ học, có trường không liên lạc được. Một số trường ở tỉnh Phú Thọ cũng đóng của do lo ngại mất an toàn.
Đến trưa 10 Tháng Chín, bão Yagi (bão số 3) và mưa hoàn lưu sau bão đã gây ra lũ lụt, sạt lở đất “chưa từng có” ở miền Bắc, làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 800 người bị thương và gần 50,000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại về kinh tế vô cùng nặng nề chưa thể thống kê.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết hiện hoàn lưu của bão Yagi còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 11 Tháng Chín cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc.
Theo dữ liệu của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia, lúc 12 giờ trưa 10 Tháng Chín, mực nước sông Thao (còn gọi là sông Hồng) qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đang xuống, nhưng vẫn trên báo động ba – mức nguy hiểm nhất. Trong khi đó, lũ sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ đang lên.
Mưa lớn khiến miền Bắc xuất hiện một đợt lũ kéo dài đến 11 Tháng Chín. Đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động 2-3.
Theo phúc trình của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Yên Bái, tính đến sáng 10 Tháng Chín, cả tỉnh có 28 người chết và mất tích do mưa lũ “vượt mức lũ lịch sử năm 1968.” Trong đó, 22 người chết do sạt lở đất.
Mưa lũ cũng làm hơn 10,000 ngồi nhà bị ngập nước, trong đó hơn 7,900 nhà ở thành phố Yên Bái. Hiện thành phố Yên Bái và nhiều huyện trong tỉnh vẫn chìm trong biển nước, nhiều phường, xã bị cô lập không thể liên lạc, giao thông chia cắt.
Báo VNExpress cho hay hàng ngàn trường học ở các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai phải cho học sinh nghỉ học, có trường không liên lạc được. Một số trường ở tỉnh Phú Thọ cũng đóng của do lo ngại mất an toàn.
Đến trưa 10 Tháng Chín, bão Yagi (bão số 3) và mưa hoàn lưu sau bão đã gây ra lũ lụt, sạt lở đất “chưa từng có” ở miền Bắc, làm 82 người chết, 64 người mất tích, gần 800 người bị thương và gần 50,000 nhà bị hư hỏng, thiệt hại về kinh tế vô cùng nặng nề chưa thể thống kê.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết hiện hoàn lưu của bão Yagi còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 11 Tháng Chín cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc.