Tại Sao Trung Quốc Luôn Bất An Về Một Việt Nam Nhỏ Bé?


Trong thời gian Trung Quốc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, chính quyền tổng thống Joe Biden luôn mong muốn ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh bằng cách kéo Việt Nam về phía mình. Họ đã cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần duyên để bảo vệ vùng biển của mình. Hoa Kỳ rất muốn cung cấp thêm sự giúp đỡ, nhưng Việt Nam cũng hiểu rằng mình phải thận trọng trong mọi nước cờ. Bởi vì nó có thể kích hoạt một cuộc chiến với Trung Quốc. Cho nên, luôn có những cách thức để loại trừ khả năng liên minh chính thức với Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng. Đây là điều làm vui lòng hai nước đối tác chiến lược toàn diện này, song với Trung Quốc, mà nói đó lại là một tin tức không vui. Thậm chí còn khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh tương đối bất an. Vì sao? Khi cục diện địa chính trị thay đổi như hiện nay, vị thế của Việt Nam ngày càng tăng. Như chúng ta đã biết, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa vào những năm 1980, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là vô cùng thấp. Vào năm 1985, trước khi chính thức thực hiện chính sách đổi mới, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam ước tính khoảng 200 USD. Trong cùng thời kỳ, Kenya có mức thu nhập bình quân đầu người là khoảng 400 USD mỗi năm, tức là gấp đôi so với Việt Nam. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm đó kém phát triển hơn nhiều so với Kenya. Sau đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách để hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Kể từ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp sáu lần. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2023 đã đạt khoảng 3700 USD. Tham vọng của Chính phủ là biến Việt Nam thành một quốc gia giàu có vào năm 2045 là có thể xảy ra. Về mặt kinh tế, có lẽ chưa bao giờ Việt Nam phải đối mặt với một môi trường toàn cầu lành mạnh hơn. Địa chính trị đang thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam. Khi Hoa Kỳ tìm cách tách khỏi Trung Quốc và các công ty tư nhân thuộc mọi quốc tịch cảm nhận được hướng gió đang thổi, các công ty xuất khẩu sang phương Tây đang chuyển sản xuất sang Việt Nam. Các thương hiệu như Samsung và Apple đang sản xuất đồ dùng tại đó. Các nhà cung cấp, bao gồm cả các nhà cung cấp Trung Quốc, đang tụ tập xung quanh họ. Trong ba quý đầu năm 2023, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính theo tỷ trọng GDP lớn gấp đôi so với Indonesia, Philippines hoặc Thái Lan. Việt Nam vẫn có vị thế tốt để tiếp tục thu hút đầu tư. Việt Nam cởi mở hơn với thương mại so với các nước Đông Nam Á khác. 

Thương mại năm 2022 tương đương với 186% GDP, so với 45% ở Indonesia, 72% ở Philippines và 134% ở Thái Lan. Lực lượng lao động sản xuất trẻ dồi dạo của Việt Nam rất rất siêng năng, có trình độ học vấn khá và chỉ bằng một nửa so với lao động các vùng ven biển Trung Quốc. Điều quan trọng là Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có môi trường chính trị ổn định nhất khu vực Đông Nam Á. Sự ổn định này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ yên tâm khi đầu tư dài hạn. Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, thường dao động từ 6 đến 7% mỗi năm. Sự tăng trưởng ổn định này là yếu tố then chốt thu hút các nhà đầu tư. Việt Nam cũng đã chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất chế biến và công nghệ thông tin. Hơn nữa, Việt Nam nằm gần Trung Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế ASEAN khác, thuận lợi cho các hoạt động thương mại và logistic. Cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cảng biển, sân bay và hệ thống đường bộ, đang được nâng cấp và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Mặt khác, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ đầu tư để thu hút vốn FDI, bao gồm các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt. Hà Nội cũng đã ký kết nhiều FTA quan trọng, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu và thu hút đầu tư. Nhìn chung, Việt Nam có vị thế rất tốt để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài nhờ vào sự kết hợp giữa ổn định chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế, vị trí địa chiến lược, lực lượng lao động động trẻ và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Nếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và duy trì sự ổn định, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế trong tương lai.

Tuy nhiên, vấn đề năng lượng chính là chìa khóa. Thực sự để Việt Nam có thể mở được cánh cửa cho sự trỗi dậy của kinh tế, chúng ta biết rằng khi ngành công nghiệp phát triển, nhu cầu về điện cũng tăng theo. Song, nguồn cung có thể không đáng tin cậy. Tình trạng mất điện đã từng xảy ra, khiến cho các nhà đầu tư hoảng sợ. Nếu họ muốn tiếp cận đến nguồn năng lượng sạch ở Việt Nam thì cũng gặp khó khăn. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào than đá. Một nỗ lực lắp đặt nhiều tấm pin mặt trời hơn đã giúp ích được một chút, nhưng lời hứa đạt mức phát thải carbon dòng bằng 0 vào năm 2050 có vẻ không đơn giản trừ khi đất nước khai thác năng lượng gió từ bờ biển dài 3000 km đầy gió của mình. Điều đó có thể sẽ xảy ra nhưng sẽ mất nhiều thời gian bởi vì quy trình phê duyệt để khảo sát đáy biển để tìm những địa điểm phù hợp là cực kỳ chậm. Đồng thời, các cơ quan hữu quan cũng khá thận trọng khi đưa ra bất kỳ quyết định nào vào lúc này. Khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng turbin hoặc bán điện cho lưới điện hầu như không rõ ràng, và mọi thứ đều phải thông qua nhà cung cấp điện nhà nước EVN. Phải thú thực rằng Việt Nam đã vươn lên từ cảnh nghèo đói cung cực đến sự thịnh vượng khiêm tốn chỉ trong một thế hệ, nhưng đất nước cần phải tiếp tục cải cách, tạo ra những sức bật, cơ chế mới. Những cơ gió địa chính trị có thể thay đổi. Việt Nam cần phải tận dụng lợi thế về nhân lực so với Trung Quốc. Chi phí lao động tại Việt Nam vẫn còn thấp, làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các ngành sản xuất cần nhiều lao động, đặc biệt trong bối cảnh chi phí lao động ở Trung Quốc đang tăng lên. Đặc biệt là Việt Nam nằm gần các trung tâm kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác, thuận lợi cho xuất nhập khẩu và phát triển chuỗi cung ứng. Vị trí ven biển với hệ thống cảng biển phát triển giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận các tuyến thương mại quốc tế quan trọng, trong bối cảnh các doanh nghiệp quốc tế đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn.
Tóm lại, Việt Nam có nhiều lợi thế so với Trung Quốc trong việc vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, đặc biệt là nhờ vào ổn định chính trị, lực lượng lao động trẻ, vị trí địa chiến lược, chính sách thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nói vậy để thấy rằng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc để có thể đi trên con đường thịnh vượng. Tuy nhiên, cải cách nghiêm túc và đi vào thực chất là cách ngắn nhất để biến giấc mơ thành hiện thực của Việt Nam. Trung Quốc biết rằng Việt Nam có thể làm được điều này, cho nên cũng rất lo ngại sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Họ lo sợ một ngày Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc của mình, đồng nghĩa với việc Trung Quốc suy giảm ảnh hưởng địa chính trị ở Việt Nam. Chúng ta cần phải xét tới yếu tố kinh tế hiện tại của Trung Quốc để làm rõ luận điểm là nếu Việt Nam cải cách thực chất thì việc Trung Quốc lao dốc lại là cơ hội trỗi dậy cho Việt Nam. Theo số liệu mới nhất mà truyền thông Trung Quốc đăng tải, cho biết Cục Quản lý lý ngoại hối nhà nước Trung Quốc tuần trước công bố khoản mục nợ đầu tư trực tiếp trong quý 2 năm nay đã giảm 14,8 tỷ USD, tức vốn nước ngoài tăng tốc rút khỏi Trung Quốc, giảm hạn ngạch đạt mức cao mới trong quý hai. Điều này có thể hiểu là một khoản dòng luồng vốn ngoại chảy ra 14,8 tỷ USD trong quý này. 

Nó đã đạt mức cao kỷ lục kể từ khi hồ sơ bắt đầu vào năm 1990, cho thấy việc rút vốn nước ngoài đang tăng tốc. Mặc dù luôn có nhiều sự tô điểm khác nhau đối với giữ liệu chính thức từ Trung Quốc, những con số thực tế lại không giống như những gì mà quan chức nước này báo cáo. Xét theo quý đây là đợt tháo vốn đầu tiên của vốn Trung Quốc, lần đầu tiên là vào quý ba năm ngoái, quý B năm ngoái và quý 1 năm nay có chuyển biến tích cực nhẹ nhưng lại giảm mạnh trong quý hai năm nay. Nếu tính trong nửa năm đây là lần đầu tiên sau 33 năm có dòng vốn ngoại chảy dòng người ta thường thấy sự sụt giảm ở thị trường giá lên và sự phục hồi ở thị trường giá xuống. Sự chuyển biến tích cực nhẹ có thể là do nhu cầu tích lũy được giải phóng do các biện pháp kích thích mới mang lại, tương tự như việc giảm thuế trước bạ ở thị trường bất động sản Hồng Kông, gọi là giảm động thái lớn sẽ khiến doanh số bán hàng tăng trở lại trong vài tuần. Chính sách mở cửa tài chính mới được chính phủ Trung Quốc thực hiện vào nửa cuối năm ngoái đã cho phép thành lập các công ty chứng khoán do nước ngoài kiểm soát, vân vân. Điều này sẽ đưa vốn nước ngoài vào Trung Quốc. Vốn đã theo dõi hoạt động kinh doanh này từ lâu, không ai biết bao nhiêu trong số này là vốn thực tế của nước ngoài, bao nhiêu là vốn trong nước đã khoác lên mình chiếc áo vest và quay trở lại. Tóm lại, nhu cầu mà nó giải phóng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và xu hướng dài hạn của vốn nước ngoài việc rút chạy dòng vốn đầu tư là rất chắc chắn. Chưa kể đến việc đầu tư trong nước cũng khó khi mà nguồn thu ngân sách từ thuế áp cho doanh nghiệp nước ngoài đã giảm mạnh. Những điều này đương nhiên sẽ khiến nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không hoàn thành. Giới lãnh đạo Bắc Kinh thì biết rõ tình hình thực tế của mình, cho nên họ mới không ngừng lo ngại về Việt Nam. Nếu nước Nam này trỗi dậy thì đồng nghĩa họ thoát khỏi bàn tay quyền lực mềm của Trung Quốc. Đây là một ác mộng đối với Bắc Kinh.

Xin nhấn mạnh rằng Việt Nam đang có quá nhiều cơ hội trong thời kỳ biến động địa chính trị mạnh mẽ như hiện nay. Ở góc độ an ninh, thì Việt Nam cũng là một vấn đề đau đầu của Trung Quốc. Việt Nam là nỗi ám ảnh an ninh của Trung Quốc, như chúng ta đã biết. Việt Nam được coi là nỗi ám ảnh an ninh của Trung Quốc vì nhiều lý do liên quan đến lịch sử, địa chính trị và chiến lược an ninh khu vực. Việt Nam và Trung Quốc có một lịch sử lâu dài với nhiều cuộc xung đột, trong đó có cuộc chiến biên giới năm 1979 và các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thế kỷ. Những mâu thuẫn lịch sử này vẫn còn để lại dấu ấn sâu sắc trong quan hệ hai nước. Lịch sử xung đột và sự đề phòng của Việt Nam đối với các hành động của Trung Quốc khiến Bắc Kinh phải cảnh giác. Trung Quốc lo ngại rằng Việt Nam có thể hợp tác với các đối thủ chiến lược của họ để đối phó với Bắc Kinh. Việt Nam được coi là cửa ngõ vào Đông Nam Á và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ASEAN. Nếu Việt Nam trở nên quá mạnh hoặc liên kết chặt chẽ với các cường quốc ngoài khu vực, Trung Quốc sẽ mất đi ảnh hưởng trong khu vực này. Việt Nam và Trung Quốc có những tranh chấp lãnh thổ căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là về quyền sở hữu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã liên tục phản đối và có các biện pháp đối phó trước các hành động của Trung Quốc trong khu vực này. Trung Quốc lo ngại về sự tăng cường quân sự của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt khi Việt Nam đã đầu tư vào việc nâng cấp hải quân và thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp. Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Điều này giúp Việt Nam có thể đối phó với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lo ngại về một liên minh chống Trung Quốc có thể hình thành. Đồng thời, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, CPTPP, tạo ra một mạng lưới liên kết mạnh mẽ, giúp Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ quốc tế khi cần thiết. Mặc dù không thể sánh với Trung Quốc về quy mô quân đội, Việt Nam vẫn duy trì một lực lượng quân sự đáng gờm và có khả năng tự vệ cao. 

Việt Nam đã hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là lực lượng hải quân và không quân, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam có kinh nghiệm phong phú từ các cuộc chiến tranh trước đây, đặc biệt là trong việc đối phó với các đối thủ mạnh hơn. Sự kiên cường và tinh thần chiến đấu của Việt Nam là điều mà Trung Quốc không thể coi thưởng. Người Việt Nam có tinh thần dân tộc mạnh mẽ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Sự kiên định này tạo ra áp lực lớn đối với bất kỳ quốc gia nào có ý định xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, bao gồm cả Trung Quốc. Việt Nam luôn khẳng định sự độc lập và không lệ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào, bao gồm cả Trung Quốc. Tâm lý này khiến Trung Quốc không thể dễ dàng tác động hoặc thao túng Việt Nam như với các nước nhỏ khác. Có một điểm đáng lưu ý là có một hòn đảo rất chiến lược của Trung Quốc đó là đảo Hải Nam, nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi. Đảo Hải Nam của Trung Quốc có thể được sử dụng như là một căn cứ chiến lược quan trọng để tấn công Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột. Hải Nam nằm ở phía Nam Trung Quốc, gần với bờ biển Việt Nam và Biển Đông. Khoảng cách ngắn này giúp Trung Quốc dễ dàng triển khai các lực lượng quân sự, bao gồm hải quân, không quân và tên lửa đạn đạo, để tấn công hoặc phong tỏa các khu vực quan trọng của Việt Nam. Hải Nam đóng vai trò như là một căn cứ quân sự tiền phương, từ đó Trung Quốc có thể kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam cũng có các quyền lợi chiến lược. Hải Nam có các căn cứ hải quân và không quân lớn, bao gồm căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại Du Lâm và các sân bay quân sự. Những căn cứ này có thể hỗ trợ việc triển khai nhanh chóng các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa trong trường hợp cần thực hiện các cuộc tấn công vào Việt Nam. 

Đồng thời, Hải Nam có thể là vị trí đặt các hệ thống tên lửa đạn đạo và hành trình, cho phép Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta biết rằng Hải Nam là nơi đóng quân của hạm đội Nam Hải, một trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc. Hạm đội này có thể nhanh chóng triển khai các hoạt động hải quân chống lại Việt Nam, bao gồm phong tỏa hải phận, thực hiện các cuộc tấn công từ biển và bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông. Các tàu ngầm tấn công và tàu ngầm hạt nhân từ Hải Nam có thể tiến hành các hoạt động dưới biển để đe dọa các tuyến hàng hải của Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát hoặc tấn công ngầm. Các căn cứ không quân trên đảo Hải Nam có thể triển khai các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay không người lái để tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam. Sự gần gũi của Hải Nam với Việt Nam giúp máy bay Trung Quốc có thể tấn công nhanh chóng và hiệu quả. Trung Quốc có thể sử dụng Hải Nam để triển khai các hệ thống tác chiến điện tử nhằm làm gián đoạn hoặc suy yếu hệ thống thông tin, radar và không của Việt Nam, từ đó hỗ trợ cho các hoạt động quân sự khác. Khi đó, Hải Nam có thể là trung tâm thu thập thông tin tình báo, trinh sát và giám sát các hoạt động quân sự và kinh tế của Việt Nam, từ đó cung cấp thông tin cho các cuộc tấn công tiềm năng. Mặc dù vậy, đảo này cũng có thể được coi là một điểm yếu trong một số khía cạnh, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột quân sự và an ninh hàng hải. 

Thứ nhất, đảo Hải Nam nằm ở vị trí chiến lược gần các tuyến đường hàng hải quan trọng và gần Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Hải Nam cũng là cơ sở cho các hoạt động quân sự và hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông. Vị trí này cũng khiến nó trở thành mục tiêu rõ ràng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Các quốc gia đối thủ có thể tập trung tấn công Hải Nam để làm suy yếu khả năng kiểm soát của Trung Quốc tại Biển Đông. Bất kỳ căng thẳng hoặc xung đột nào tại Biển Đông cũng có thể nhanh chóng lan rộng và đe dọa an ninh của Hải Nam.

Thứ hai, Hải Nam là nơi đặt các căn cứ quân sự quan trọng, bao gồm cả hải quân và không quân. Các cơ sở này bao gồm căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm và các cơ sở khác liên quan đến chiến lược phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự tập trung của các căn cứ quân sự lớn tại Hải Nam khiến nó trở thành một mục tiêu ưu tiên trong các cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc không kích của đối phương. Khả năng phòng thủ của đảo Hải Nam sẽ gặp nhiều thách thức nếu bị tấn công bất ngờ từ nhiều hướng.

Thứ ba, Hải Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và hậu cần của Trung Quốc, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các hoạt động khai thác tài nguyên và giao thương trên Biển Đông. Việc phụ thuộc vào Hải Nam như một trung tâm hậu cần khiến nó trở thành điểm yếu trong các tình huống chiến tranh. Nếu các tuyến đường biển và không gian kết nối với Hải Nam bị phong tỏa hoặc cất đứt, Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động quân sự hoặc khai thác tài nguyên tại Biển Đông. 

Thứ tư, Hải Nam cũng là nơi có một số thành phố và khu du lịch quan trọng. Việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự và dân số tại Hải Nam là một yếu tố quan trọng đối với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột. Các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự tại Hải Nam có thể dễ bị tổn thương, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt nhân đạo và kinh tế cho Trung Quốc. Chưa kể đến yếu tố trên bộ, Việt Nam tiếp giáp trực tiếp với Trung Quốc. Cho nên, chỉ cần bị dồn vào chân tường thì Việt Nam sẽ phải lựa chọn bắt tay với những cường quốc khác để đối phó với Bắc Kinh.

Trung Quốc có quá nhiều kẻ thù trên chính trường quốc tế. Chính sách đối ngoại kiểu chiến lang khiến hình ảnh của nước này trong mắt cộng đồng quốc tế không mấy tốt đẹp. Chính những điểm này mà Trung Quốc cũng vừa phải mềm mỏng vừa thể hiện quyền uy, nhưng mà cũng không dám thẳng tay với Việt Nam. 

Nội dung và hình minh họa đượcTrích từ Kênh: Tri Thức Mới
Previous Post Next Post

نموذج الاتصال