Chuyện Gì Xảy Ra Nếu Trung Quốc Tấn Công Đài Loan Ngay Lúc Này?


Thưa quý vị, trong bối cảnh quyết tâm thống nhất của Trung Quốc đại lục ngày càng gia tăng, Đài Loan đang ngày càng lâm vào tình thế khó khăn. Điều này đã thúc đẩy Đài Loan vạch ra chiến lược ứng phó phi đối xứng trước sức mạnh vượt trội từ đại lục. Nhưng không dễ để hòn đảo này có thể đảm bảo chiến lược ấy đạt được hiệu quả trong những tình huống đặc biệt. Tiềm lực quốc phòng của Đài Loan chính là một trong những thành tố quan trọng hàng đầu quyết định tới tính hiệu quả của chiến lược ứng phó phi đối xứng của hòn đảo này. Liệu năm nay có phải là một năm bùng nổ lớn ở eo biển Đài Loan hay không? Đó là câu hỏi mà năm nào người ta cũng đặt ra. Hồ nghi, hồi hộp theo dõi. Cuối cùng thì câu trả lời lại được rời sang một năm tiếp theo, vẫn với chừng ấy sự băn khoăn. Vấn đề Đài Loan dường như không chỉ còn là mối bận tâm của chính quyền Trung Quốc nữa. Nó đã âm thầm được quốc tế hóa. Nó đang thu hút mọi ánh nhìn, mọi suy tư của toàn thế giới. Các nhà lãnh đạo Mỹ, EU hẳn cũng đau đáu không khác gì lãnh đạo của đại lục và Đài Loan khi nhìn về eo biển chỉ rộng chừng 180 km này, bởi vì đó có thể là nơi xoay chuyển cục diện thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới đáng sợ nếu đôi bên không thể kiềm chế sức mạnh quân sự của mình.

Vào ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề tài này, quý vị nhé. Theo chuyên gia Hugo Tiy, chuyên gia về lịch sử quân sự và quan hệ quốc tế tại Học viện Công giáo Paris, việc giải quyết vấn đề chung đài trên cơ sở phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cho đến nay vẫn chỉ là ảo tưởng do tác động của ba vấn đề đang diễn ra trên thực tế. Thứ nhất, Trung Quốc đại lục tái vũ trang, trước tiên là để chống lại Đài Bắc. Thứ hai, sự gia tăng mâu thuẫn Trung-Mỹ. Và thứ ba, sự lớn mạnh của tình cảm dân tộc ở người Đài Loan. Căng thẳng không ngừng gia tăng. Hiện nay đang đặt ra câu hỏi về các phương tiện tấn công sẵn có của quân đội Trung Quốc đại lục cũng như khả năng tăng cường phòng thủ và xích lại gần các đồng minh của hòn đảo Đài Loan.

Vâng, thưa quý vị, Đài Loan hiện đang là mấu chốt quan trọng ngăn chặn tham vọng vươn ra khơi xa của Hải quân Trung Quốc. Việc chiếm được hòn đảo sẽ cho phép Bắc Kinh bảo vệ bờ biển, phá vỡ vòng vây trên biển và tận dụng lợi thế địa lý của Đài Loan trước các đối thủ Mỹ và Nhật Bản. Vị trí thuận lợi của hòn đảo nhìn thẳng ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương có thể giúp các tàu ngầm Trung Quốc đi đến đó một cách kín đáo và làm chủ một vùng biển rộng lớn, được củng cố nhờ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị cho Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tiến hành tham vọng này. Đài Bắc tuyên bố tăng mạnh ngân sách quốc phòng và vào năm 2024 lên tới 19 tỷ USD, mức kỷ lục tương đương 2,5% GDP của hòn đảo này. Nhưng so với Trung Quốc thì đó vẫn là một con số quá nhỏ bé. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2024 lên tới hơn 230 tỷ USD theo những thống kê dè dặt nhất. Nghĩa là Bắc Kinh vẫn đang chi ra số tiền gấp 12 lần Đài Bắc cho quân sự quốc phòng. Dù vậy, vẫn có chuyên gia cho biết rằng Trung Quốc có thể đã chi cho ngân sách quốc phòng gấp rưỡi những gì công bố ra thế giới bên ngoài này. Ngoài ra, PLA đã hạ thủy từ năm 2015 đến 2019 một lượng tàu chiến tương đương 600.000 tấn, nhiều hơn 50% so với Washington trong cùng thời kỳ. Bắc Kinh đặt mục tiêu biên chế một số nhóm tác chiến tàu sân bay trong những năm 2020, trong khi Hải quân Mỹ có kế hoạch cho một số đơn vị nghỉ hưu. Trung Quốc cũng đang chế tạo các tàu tấn công đổ bộ, điều chỉnh phà cho các nhiệm vụ vận chuyển và đổ bộ thiết giáp, đồng thời mở rộng lực lượng không vận và các căn cứ ở Phúc Kiến, một tỉnh ven biển đối diện với Đài Loan.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Đài Loan là một pháo đài tự nhiên. Thế nhưng, Bắc Kinh muốn vô hiệu hóa lợi thế này bằng sự phát triển về số lượng và chất lượng kho vũ khí của lực lượng tên lửa. Cũng có khả năng tấn công các vị trí của Mỹ và Nhật Bản nằm gần Đài Loan như là WAM và Okinawa. PLA đang duy trì việc huấn luyện tác chiến vũ trang phối hợp trong các cuộc diễn tập tiến công và đổ bộ trên biển, trên đất liền và trên không. Lực lượng này cũng đang mai rũa khả năng tác chiến điện tử và không gian, hữu ích cho việc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng quan trọng và phá vỡ chuỗi chỉ huy của đối phương. Bắc Kinh cũng đang cố gắng tạo điều kiện cho một cuộc hải chiến trong tương lai ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn bất kỳ sự hỗ trợ nào của Mỹ ở đó, cắt đứt đường rút lui của lực lượng thủ Đài Loan và kiểm soát các tuyến liên lạc.

Nhìn chung, thì việc tăng cường năng lực của PLA đang làm xói mòn lợi thế phòng thủ của Đài Loan và tạo ra một mối đe dọa ngày càng hiện hữu đối với lực lượng hàng không mẫu hạm của Mỹ. Bây giờ thì chúng ta hãy cùng nhìn sang bên kia bờ eo biển. Sự toàn vẹn lãnh thổ của Đài Loan với dân số khoảng 23 triệu người đang được trông cậy vào khoảng 170.000 binh sĩ, khoảng 100 tàu chiến và hơn 400 máy bay chiến đấu. Nhưng sự mất cân bằng với các lực lượng của Trung Quốc đang ngày càng lớn. Cho đến nay, Đài Loan vẫn phát triển sức mạnh quân sự theo quan điểm phòng thủ với một loạt các nhiệm vụ cạnh tranh với PLA về ưu thế trên vùng biển và vùng chơi của eo biển, kiểm soát các tuyến liên lạc trên biển và phá vỡ sự phong tòa tiềm tàng. Sự lựa chọn này được phản ánh trong các thiết bị mà Đài Loan đã đặt hàng gần đây hoặc đang phát triển như là máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F16 thế hệ mới, tàu ngầm, xe tăng chiến đấu Abrams thế nhưng mà nhiều nhà phân tích thì cho rằng ngoài chi phí rất cao, những vũ khí này còn hạn chế về mặt hậu cần vì chúng sẽ được triển khai từ các căn cứ dễ bị tổn thương và có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa khi bắt đầu xung đột.

Những người ủng hộ chiến tranh phi đối xứng tin rằng Đài Bắc trong bối cảnh ngân sách eo hẹp nên tập trung vào điều cốt yếu đó là khiến cho Bắc Kinh thấy rằng họ không thể hạ cánh và ở lại hòn đảo này. Do đó, số người này muốn ưu tiên cho các thiết bị phù hợp có khả năng chống lại cuộc tấn công đầu tiên bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, nhỏ, cơ động nhưng có số lượng lớn và phân tán hiệu quả, chẳng hạn như tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm được triển khai trên tàu hộ tống hạng nhẹ hoặc xe tải.

Còn bây giờ thì quý vị hãy cùng cầm tấm bản đồ để nhìn sang Đông Âu nơi đang xảy ra cuộc chiến lớn nhất và khốc liệt nhất thế giới lúc này. Chiến tranh đã tàn phá Ukraina được hơn 2 năm. Cả Nga lẫn Ukraina đã tung ra những cú đấm thép một cách không kiêng nể ngay từ khi cuộc chiến nổ ra. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có làm điều tương tự với Đài Loan hay không? Thế nhưng một điều cũng cần phải khẳng định lại rằng Nga khác Trung Quốc và Ukraina cũng không phải Đài Loan. Vì vậy, điều tương tự rất khó có thể xảy ra trong tương lai gần với cuộc xung đột này. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều có thể thấy được những bài học kinh nghiệm để duy trì trạng thái ổn định hiện tại. Đài Loan thấy được những khó khăn mà hòn đảo này có thể phải gánh chịu nếu rơi vào hoàn cảnh như Ukraina hiện nay. Đồng thời, càng thấy sâu sắc hơn rằng đứng trước bài toán lợi ích, sự an toàn của họ có thể trở thành quân bài đàm phán của các nước lớn. Có thể thấy Đài Loan có sự chuẩn bị tốt hơn Ukraina cả trong kinh tế và quân sự nhưng điều đó không đảm bảo cho một cuộc chiến mà Đài Loan nắm chắc phần thắng với Trung Quốc.

Trung Quốc có một tham vọng rất lớn và có một nền kinh tế phát triển vượt trội, một nền quân sự vững mạnh là những khó khăn mà Đài Loan và các nước đối đầu với Trung Quốc phải đà chừng. Vào tháng 3 năm 2024, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về quan điểm cũng như thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc duy trì lập trường kiên định phản đối hoạt động ly khai trên đảo Đài Loan và phản đối mọi động thái can thiệp của nước ngoài vào hòn đảo. Thủ tướng Lý Cường cho biết Bắc Kinh vẫn chủ trương phát triển hòa bình quan hệ với đảo Đài Loan, tái khẳng định mục tiêu thống nhất với Đài Loan nhưng nhấn mạnh quá trình này phải được thực hiện một cách vững chắc. Báo cáo của ông cũng bỏ cụm "Thống Nhất Hòa Bình với Đài Loan" vốn được sử dụng trong các báo cáo trước đây. Dù đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc bỏ cụm từ "Thống Nhất Hòa Bình" khi đề cập đến vấn đề Đài Loan, cách thay đổi từ ngữ năm nay được giới quan sát chú ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ thể hiện lập trường cứng rắn hơn với hòn đảo. Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ và viễn cảnh thống nhất chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Giới lãnh đạo Trung Quốc từng nhiều lần bình luận họ không loại bỏ hoàn toàn khả năng thống nhất bằng vũ lực. Cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình bình từng hứa hẹn với Đài Loan một mức tự trị cao, gọi đề xuất của ông bằng cái tên "một quốc gia hai chế độ". Đài Loan sẽ được phép duy trì chính quyền độc lập, lối sống tư bản và thậm chí cả lực lượng vũ trang của riêng mình miễn là họ công nhận chính quyền ở Bắc Kinh là hợp pháp trên khắp Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan. Trong khi đó, ở thời điểm này, Trung Quốc đại lục muốn nhà lãnh đạo Đài Loan lại thành Đức công nhận diễn giải nguyên tắc "một Trung Quốc" mà Bắc Kinh nói là đã nhất trí với Quốc dân Đảng trong sự đồng thuận năm 1992. Theo Trung Quốc đại lục và Quốc dân Đảng, đồng thuận 1992 giữa hai bên là sự ngầm hiểu rằng lãnh thổ địa lý của Đài Loan thuộc về Trung Quốc đại lục nhưng hai bên được tự do theo đuổi diễn giải của riêng mình về "một Trung Quốc". Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của ông Lã Thánh Đức không chấp nhận sự tồn tại của đồng thuận 1992. Đài Loan trong căng thẳng Mỹ-Trung, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc có tác động rất lớn đến hành động và quan điểm của các quốc gia khác trước vấn đề Đài Loan và quan trọng nhất là tác động tới nhận thức của Đài Loan trong việc tự vệ trước đại lục. Sự phát triển nhanh chóng và ổn định về kinh tế tạo thuận lợi cho Trung Quốc tăng cường tiềm lực quốc phòng và quân sự. Trong khi đó, dù vẫn là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng, Mỹ tiếp tục bị rút ngắn khoảng cách về tiềm lực quân sự với Trung Quốc. Sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc về kinh tế, quốc phòng và quân sự ảnh hưởng đến hệ thống đồng minh và đối tác. Các nước cần có sự điều chỉnh và cẩn trọng đối với các chính sách đưa ra trong bối cảnh hiện nay.

Câu hỏi đặt ra lúc này là Đài Loan có gì trong tay để bảo vệ mình? Đầu tiên, Đài Loan ý thức được sự nguy hiểm của mình khi họ ngày càng lo ngại các mối đe dọa từ Trung Quốc. Chính phủ hòn đảo đã tiết lộ kế hoạch mở rộng Chương trình Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới sinh sau năm 2005 từ 4 tháng nghĩa vụ bắt buộc hiện tại lên 1 năm. Những động thái gần đây cũng nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo tự trị. Việc gia hạn nghĩa vụ quân sự là một phần trong kế hoạch tái tổ chức lực lượng mới của Đài Loan, trong đó cũng bao gồm việc tăng cường nhân sự dự bị. Dữ liệu từ báo cáo cân bằng quân sự năm 2022 của Viện nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) cho thấy 169.000 quân nhân tại ngũ của hòn đảo hiện được hỗ trợ bởi khoảng 1,66 triệu quân dự bị. Theo dữ liệu do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố vào năm 2021, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, chương trình tên lửa của Đài Loan chủ yếu bao gồm sáu loại tên lửa có tầm bắn khác nhau bao gồm Thiên Kích, Hùng Phong 2, Hùng Phong 3, Vạn Chiến, Hùng Phong 2E và Vân Phong. Ngoài ra, hòn đảo này còn có tên lửa Thiên Cung là loại tên lửa chống đạn đạo đất đối không do Đài Loan phát triển. Trong khi Đài Loan trước đây luôn giới hạn lực lượng tên lửa của mình ở phạm vi tài sản phòng thủ, CSIS cho biết hòn đảo này đã bắt đầu phát triển tên lửa được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công. Tiếp đến, Đài Loan có sự ủng hộ từ Mỹ. Sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc sản xuất số lượng lớn máy bay chiến đấu có thể không đủ để xoay chuyển làn sóng bảo vệ Đài Loan vì hòn đảo này còn có các máy bay và các hệ thống khác do Mỹ cung cấp có thể giúp hỗ trợ khả năng chiến đấu của Đài Loan. Một trong những nhà thầu quốc phòng của Đài Loan, Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC), cho biết hòn đảo này đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ để sản xuất máy bay chiến đấu tiếp theo được phát triển trong nước. Trong khi các chuyên gia cho rằng khả năng phòng không của Đài Loan có thể chống lại các cuộc tấn công trên không của Trung Quốc ở một mức độ nhất định, họ cũng bày tỏ lo ngại về các hoạt động vùng xám đang diễn ra của Trung Quốc xung quanh Đài Loan bao gồm cả việc Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, máy bay quân sự cũng như tần suất ngày càng tăng các cuộc tập trận quân sự kiểu phong tòa của Trung Quốc quanh Đài Loan. Theo Global Fire Power, cơ quan xếp hạng năng lực quân sự của các quốc gia, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có hơn 3000 máy bay quân sự và 400.000 nhân viên trong lực lượng không quân của mình, trong khi Đài Loan chỉ có khoảng 700 máy bay quân sự và hơn 30.000 binh sĩ. Trên không, Trung Quốc có lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới tính theo quân nhân tại ngũ với hơn 2 triệu binh sĩ tại ngũ và 510 ngàn quân dự bị. Để so sánh, Đài Loan có 169.000 quân nhân tại ngũ và hiện được hỗ trợ bởi khoảng 1,66 triệu chiến binh dân sự theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu chiến lực quốc tế (IISS). Trung Quốc còn có một hạm đội khổng lồ gồm 86 tàu hải quân và 59 tàu ngầm, trong khi Đài Loan có 26 tàu hải quân và chỉ có 4 tàu ngầm. Về mặt sức mạnh không quân, Trung Quốc đông hơn Đài Loan với hơn 2921 máy bay chiến đấu bao gồm cả J-20. Đài Bắc thì được cho là có 744 máy bay trong kho vũ khí của mình. Đài Loan cũng có 650 xe tăng để chống lại 4800 xe tăng của Trung Quốc. Về pháo tự hành, hạm đội của Trung Quốc có 9550 chiếc so với 2093 chiếc của Đài Loan.

Khi được hỏi rằng Đài Loan có thể cầm cự trước sức mạnh của Trung Quốc hay không, Joseph Henrotin, giám đốc nghiên cứu trung tâm CPRI, điểm ra ít nhất năm lợi thế của hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một vùng lãnh thổ bất trị nhưng không thể tách rời của Hoa Lục. Những lợi thế gồm mô hình kinh tế tự lập của Đài Loan, trọng lượng của hòn đảo tí hon này trên bàn cờ kinh tế và thương mại thế giới với dân số bằng 1/3 của cả tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Đài Loan là nền kinh tế đứng hạng thứ 21 trên toàn cầu. Lợi thế thứ ba của Đài Loan là vị trí địa hình không dễ để các lực lượng Trung Quốc đổ bộ lên hòn đảo này. Theo chuyên gia G của trung tâm nghiên cứu CAPY, đây là điều giải thích vì sao Bắc Kinh đã chú trọng vào các giải pháp thay thế, nghĩa là tập trung vào các hành vi hù dọa, gây sức ép về mặt ngoại giao, mở rộng ảnh hưởng, làm khuynh đảo mục tiêu mà Bắc Kinh muốn nhắm tới. Ưu thế thứ tư của Đài Bắc là một số những điểm tựa quốc tế mà đứng đầu là Hoa Kỳ với đạo luật quan hệ Đài Loan. Cuối cùng, Đài Loan có một sự hiểu biết khá rõ về những lăn danh đỏ không thể vượt qua với Bắc Kinh, nhưng cùng lúc các chính quyền liên tiếp tại hòn đảo này đã nỗ lực phát triển tiềm năng quân sự trong trường hợp cần thiết. Đài Loan có thể nhanh chóng huy động được 1,8 triệu quân nhân chuyên nghiệp và dự bị tương đương với 7,5% dân số. Và theo quan điểm của các chuyên gia, dù không phải là một đội quân hiện đại nhất thế giới, nhưng đây không phải là một con mồi ngon dễ dàng thu phục.

Thấm niên 1990 là một cột mốc quan trọng, đó là thời điểm về chất lượng quân đội Đài Loan bị Trung Quốc vượt qua ở cả trên bộ, trên không và trên biển. Cán cân lại càng bất lợi hơn cho hòn đảo này sau đợt cải tổ năm 2016-2017 cho phép Bắc Kinh phát triển các phương tiện hải quân hiện đại, không quân, vô hiệu hóa một số những hệ thống phòng thủ thiết yếu của Đài Loan. Đơn cử, các phương tiện để xô đuổi máy bay ném bom của Đài Bắc chỉ bằng 1/5 so với của Bắc Kinh. Trung Quốc đã trang bị 160 máy bay ném bom. Đài Loan thì không nhìn đến tương quan lực lượng trên biển. Đôi bên trong tư thế châu chấu đá vọ voi. Trung Quốc làm chủ ba hàng không. Mỗ hạm 15 tàu ngầm hạt nhân. Đài Loan hoàn toàn đứng ngoài cuộc trong số các loại tàu tuần dương. Số tàu của Trung Quốc nhiều hơn đến gấp bốn lần so với Đài Loan. Khả năng tiếp liệu của Hoa Lục lớn gấp sáu lần so với của Đài Loan. Vân vân. Trong điều kiện đó, chiến thuật của Đài Loan là đẩy mạnh các phương tiện gà min tự vệ. Từ năm 2014, Đài Bắc đã có hẳn một kế hoạch tái cơ cấu lực lượng hải quân trong 15 năm. Năm 2021, một tài liệu chính thức của Đài Bắc đã đặc biệt chú trọng đến cuộc chiến tranh mìn. Sách trắng quốc phòng Đài Loan 2023 lại càng quan tâm hơn nữa đến những chiến thuật kimm hãm tham vọng của đối phương, khởi động các cuộc đánh chiếm bằng đường biển trong giai đoạn 2016-2023. Đài Bắc đã đầu tư gần 250 triệu USD tăng cường các biện pháp phòng thủ trên biển và đã trang bị thêm bốn tàu thả thủy lôi hiện đại để song hành cùng với hơn 40 chiếc xà lan sẵn có và cũng được dùng trong mục tiêu này. Theo các chuyên gia, trong trường hợp bị Trung Quốc đánh chiếm, Đài Loan chỉ có 60 giờ đồng hồ để tìm cách ngăn chặn đối phương đồ bộ lên lãnh thổ của mình. Và trong kịch bản đó, hải quân Đài Loan sẽ huy động bốn tàu thả mìn hiện đại trong bốn khu vực được cho là có khả năng cao nhất để quân đội Trung Quốc đồ bộ. Năm 1945, trong thế chiến thứ hai, khi đương đầu với Nhật Bản, hải quân Hoa Kỳ từng phát động chiến dịch gài mìn và chiến dịch đó từng được đánh giá là mang tính quyết định không kém so với hai quả bóng nguyên tử để để buộc quân đội thiên hoàng khi đó đầu hàng. Rõ ràng đó có thể là một tham chiếu đầy hữu ích cho Đài Bắc.

Nhìn chung, mặc dù không thể xem thường tiềm lực quốc phòng của Đài Loan, nhưng vẫn khó có thể so sánh với tiềm lực của Trung Quốc đại lục để thực hiện có hiệu quả chiến lược ứng phó phi đối xứng. Việc chỉ sử dụng tiềm lực bên trong của hòn đảo này hẳn nhiên là không đủ. Đài Loan buộc phải có sự hỗ trợ bằng các nguồn lực từ bên ngoài để có thể duy trì hiện trạng quan hệ xuyên eo biển. Quá trình tăng cường tiềm lực bên trong và duy trì quan hệ với với các đối tác đồng minh bên ngoài sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Và nếu một trong hai yếu tố này suy yếu, Đài Loan khó có thể đứng vững trước quyết tâm của Đại Lục.

Nguồn: Tri Thức Mới
Previous Post Next Post

نموذج الاتصال