Campuchia Khởi Động Kênh Phù Nam Techo: Những Dự Đoán Cho Tương Lai



Thưa quý vị, một thông tin đang thu hút sự quan tâm của dư luận chính là việc Campuchia chính thức động thổ, khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo và tuyên bố sẽ triển khai công trình này bằng mọi giá. Thủ tướng Campuchia Hun Manet ngày 5 tháng 8 đã khởi động dự án kênh đào trị giá 1,7 tỷ USD nhằm mục đích mở một tuyến đường mới từ sông Mê Công ra biển tại sự kiện ra mắt ở Prey Lang phía đông nam thủ đô Phnom Penh. Ông Manet gọi dự án dài 180 km này là lịch sử, trong khi pháo hoa bắn lên không trung và tiếng trống vang lên. Sự kiện này có sự tham dự của hàng nghìn người Campuchia. Ông Hun Manet nói: "Chúng ta phải xây dựng kênh đào này bằng mọi giá." Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy sắp được xây dựng, và trước đó là Quân Cảng Ream, đều là những dự án có bàn tay Trung Quốc phía sau. Đáng chú ý là vị trí địa lý cực kỳ quan trọng của những dự án này cũng như tác động về kinh tế, xã hội, thậm chí là cả an ninh, được dự báo là rất lớn đối với khu vực, trong đó có Việt Nam.

Thưa quý vị và các bạn, thực ra trước khi kênh đào Phù Nam được khởi công một tháng, ông Hun Sen, người đang là chủ tịch Thượng viện Campuchia, cũng đã không giấu nổi vẻ hồ hởi khi tuyên bố: "Tôi đề xuất Chính phủ Hoàng gia Campuchia rằng vào ngày 5 tháng 8, khi dự án kênh đào Phù Nam Techo chính thức được khởi công, thì tất cả các chùa và những nơi khác hãy đánh chuông và bắn pháo hoa vào tối ngày 5 tháng 8. Nên bắn nhiều pháo hoa để cho thấy sự ủng hộ đối với dự án này." Ông nói: "Kênh đào này sẽ là một trong những hệ thống sinh thái lớn nhất của Campuchia, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu và góp phần làm xanh hóa miền Tây Nam của quốc gia này vào tất cả các mùa."

Đại đức Kim Son, trụ trì tăng đoàn Mohan, thành phố Phnom Penh, hôm 30 tháng 6 cũng cho biết Ủy ban tăng sĩ và Bộ Tín ngưỡng và Tôn giáo Vương Quốc Campuchia đã ra tuyên bố hồi tháng 5, yêu cầu tất cả các chùa trên cả nước đánh trống để thể hiện sự ủng hộ đối với đại dự án. Thượng tọa Kim Son cho biết các chùa sẽ gõ trống từ 19 giờ đến 20 giờ tối ngày 5 tháng 8.

Từ sáng sớm, hàng dài xe nối đuôi nhau hướng về làng PR thuộc huyện KV, tỉnh Kandal, địa điểm diễn ra lễ động thổ kênh đào Phù Nam Techo. An ninh được xếp chặt, hầu hết mọi người đều mặc đồng phục áo thun trắng có hình cựu thủ tướng, chủ tịch Thượng viện Hun Sen và con trai ông là Thủ tướng Hun Manet. Campuchia đã đưa ra quy định nghiêm ngặt cho các nhà báo nước ngoài lẫn trong nước tham gia đưa tin sự kiện: phải đến trước 5 giờ sáng, trang phục trang trọng và tuyệt đối không được mang giày thể thao. Biểu ngữ kêu gọi ủng hộ dự án xuất hiện khắp nơi. Có thể thấy rằng Campuchia đã chuẩn bị rất kỹ càng cho lễ khởi công động thổ cực kỳ quan trọng này, nhất là khi trước đó dự án Phù Nam Techo đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

BBC dẫn một nguồn tin cho biết những người dân chưa nhận được tiền đền bù ở các vùng phải giải tỏa đã không được mời đến tham gia sự kiện vì chính phủ lo ngại họ biểu tình phản đối. Không khí cờ hoa rợp trời cho thấy quyết tâm cao độ của Campuchia trong việc thực hiện dự án lịch sử, công trình khổng lồ này như một cú hích cho tinh thần dân tộc, giúp tiếp tục củng cố vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen và tính chính danh của ông Hun Manet khi sắp tròn một năm tiếp quyền từ cha mình, đúng 99:9.

Thủ tướng Campuchia Hun Manet chính thức bấm nút khởi công dự án Phù Nam Techo. Cựu Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen không tham dự sự kiện dù nó diễn ra vào sinh nhật lần thứ 72 của ông. Các quan chức từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga cũng được mời dự phát biểu tại lễ động thổ. Thủ tướng Hun Manet gọi tuyến kênh đào dài 180 km này là một dự án lịch sử và cam kết hoàn thành bằng mọi giá. Ông Hun Manet cũng kêu gọi người dân đừng nên lo lắng rằng con kênh đào này sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Sun Chanthol thì nhấn mạnh kênh đào này sẽ cùng cố sự độc lập chính trị trong vận tải đường thủy cho xứ sở chùa tháp. Tại buổi lễ khởi công, ông Sun Chanthol một lần nữa nhấn mạnh dự án Phù Nam Techo tuân thủ hiệp định Sông Mê Công năm 1995 và Campuchia đã nghiên cứu khả thi đầy đủ để không gây tác động môi trường nước này và các quốc gia láng giềng. Campuchia đã đẩy nhanh dự án này bất chấp việc các nước láng giềng quan ngại trước nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp đầy đủ, trong đó không thể không kể đến những tác động tiêm tà về khả năng gây hao hụt nguồn nước có thể xảy đến với đồng bằng sông Cửu Long, vùng hạ lưu cuối cùng của con sông mã công nơi có khoảng 21 triệu dân sinh sống.

Ngày 4 tháng 8, ông Ryan Aer, Giám Đốc Chương trình Năng lượng nước và tính bền vững của Trung tâm Stimson, nhất định sau khi nghiên cứu toàn diện Hiệp định Sông Mê Công năm 1995: "Tôi thấy cách chính phủ Campuchia thực hiện dự án kênh đào Phù Nam Techo là vi phạm hiệp định quốc tế này. Vẫn còn thời gian để chính phủ Campuchia tránh không vi phạm và biến dự án trở thành một cơ hội vàng cho nền ngoại giao nguồn nước sông với cộng đồng." Theo ông Sun Chanthol, trong 180 km chiều dài kênh đào thì 135 km là tuyến đường thủy hiện hữu và họ chỉ đào và mở rộng thêm trong các phần hiện hữu, bao gồm tuyến kênh đào từ thời đế chế Phù Nam đến đây.

Lịch sử Vương Quốc Phù Nam cổ xưa được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai trước Công Nguyên và kéo dài đến thế kỷ thứ Bảy, bao trùm một phần bán đảo Mã Lai, Thái Lan, một khu vực hạ lưu Sông Mê Công gồm đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Khái niệm Vương Quốc Phù Nam đóng một vai trò quan trọng trong những diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa tại Campuchia khi những người lãnh đạo muốn khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer cách đây hàng ngàn năm nay tại vùng hạ lưu sông Mê Công và tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo một lá thư của ông Hun Manet được công bố vào ngày mùng 1 tháng 8, công chức nhà nước, sinh viên, nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ vào ngày động thổ kênh đào. Ông Hun Manet cũng kêu gọi người dân đổi khung hình đại diện trên Facebook với dòng thông điệp ủng hộ kênh đào Phù Nam Techo. Trước các tòa nhà chính phủ như Cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh đều có căng băng, Zone biểu ngữ thời tiết tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal những ngày này thường nắng vào sáng và mưa về chiều. Hồi tháng tư và tháng Năm, các lãnh đạo Campuchia như Chủ tịch Thượng viện Hun Sen và Thủ tướng Hun Manet liên tiếp đưa ra những tuyên bố đanh thép về dự án này trước khi công bố thời điểm khởi công chính thức dự án. Khi đó, ông Hun Manet bất ngờ tuyên bố sẽ khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam Techo vào tháng 8, sớm hơn thời điểm quý IV được công bố trước đó.

Các công ty đứng đằng sau dự án này có phải công ty Trung Quốc hay không? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều người. Trước đó, trên báo Cambodia Times ngày 7 tháng 6, ông Hun Manet tuyên bố dự án này sẽ là liên doanh giữa cảng tự trị Sihanoukville, cảng tự trị Flank và một công ty tư nhân chiếm 51% nguồn vốn đầu tư trong nước và phần còn lại là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo hợp đồng BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), trong lễ động thổ khởi công, Thủ tướng Hun Manet cũng lần đầu tiên đề cập đến tên các công ty tham dự dự án Phù Nam Techo. Đóng vai trò quan trọng là tập đoàn đầu tư OCIC. Bên cạnh đó là các doanh nghiệp nhà nước và một số công ty nước ngoài. OCIC là một tập đoàn lớn tại Campuchia, hoạt động đa lĩnh vực, đầu tư vào các dự án có quy mô hàng đầu như đảo Kim Cương, sân bay quốc tế Techo, cầu Russey Keo. Chủ tịch OCIC là ông Pung Kheav Se, một nhà tài phiệt gốc Hoa và là Chủ Tịch Hiệp hội người Hoa Khách tại Campuchia. Về danh nghĩa, OCIC là công ty Campuchia nhưng nhiều người nghi ngờ rằng có thể đứng đằng sau công ty này là Trung Quốc.

Đứng giữa các nước láng giềng lớn hơn Campuchia, cần dựa vào một nước lớn để làm đối trọng và nước lớn đó chính là Trung Quốc. Có thể thấy rõ là Campuchia ngày càng ngả về phía Trung Quốc vì những lợi ích kinh tế, quân sự, trở thành đồng minh Sắt Sốn nhất của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Đây được coi là một trong những thách thức về chiến lược địa chính trị cho các nước láng giềng Đông Nam Á trong thời gian tới. Vì ai cũng hiểu rằng một khi Bắc Kinh có được chỗ đứng chân vững chắc tại sườn phía Nam của biển Đông như ở Campuchia, họ có thể trồng một chiếc nhọn ngay giữa lòng ASEAN, tạo ra thách thức rất lớn cho các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với họ.

Trước đó, chính phủ Campuchia luôn bác bỏ việc vay tiền Trung Quốc để xây kênh đào mà chỉ nói là sẽ tiến hành theo cơ chế đối tác công tư (PPP), không theo khuôn khổ khoản nợ từ đối tác phát triển nào. Theo tường thuật của báo K Times ngày 20 tháng 5, ông Hun Sen đã tuyên bố dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Dự án 100% do Campuchia khởi xướng. Trước đó, tập đoàn cầu đường Trung Quốc được xác nhận là công ty thực hiện nghiên cứu khả thi dự án kênh đào Phù Nam Techo. Trong thời gian qua, kênh đào Phù Nam Techo là chủ đề của nhiều tranh cãi căng thẳng trong khu vực. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ít nhất bốn lần chính thức lên tiếng về dự án và đề nghị Phnom Penh cung cấp thêm thông tin để thẩm định dự án đầy đủ liên quan đến các tác động môi trường. Tuy nhiên, phía Campuchia nói rằng đây là vấn đề nội bộ của họ và họ đã xúc tiến việc đào kênh từ nhiều ngày trước lễ động thổ.

Theo báo K Times ngày 26 tháng 7, đại dự án Phù Nam Techo là một sáng kiến thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của cựu thủ tướng Hun Sen và sẽ mang lại lợi ích cho Campuchia trong hàng ngàn năm tới. Dù vậy, Campuchia đã tiến hành xây dựng kênh đào dù thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố cho Việt Nam và Ủy Hội Sông Mê Công. Có một điểm cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua đó là tuyến đường thủy nối liền Phnom Penh với cửa biển ở Campuchia qua dòng sông Bát Sắc do Trung Quốc tư vấn và thực hiện. Một khi nó hoàn thành thì toàn bộ dòng nước sông Mê Công gần như sẽ được dùng để hồi tiêu cho những vùng khô hạn của Campuchia và lòng kênh sẽ là nơi vận chuyển hàng hóa từ Vịnh Thái Lan lên đến khu vực thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal, là trung tâm kinh tế của quốc gia này. Kênh sẽ tiếp tục kết nối với biển hồ rộng lớn thông qua dòng sông Tông Lê Sáp theo hướng sông Mê Công thì hàng hóa sẽ được thông thương vận chuyển sang Lào và rồi thậm chí có thể lên đến Côn Minh, Trung Quốc. Việt Nam nằm ở hạ lưu sông Mê Công, điểm cuối cùng trước khi dòng nước đổ ra biển, hai con sông Hậu Giang và Tiền Giang tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ cạn kiệt nguồn nước, nông nghiệp sẽ không còn phù sa, cạn kiệt dẫn đến nạn nước biển sâm thực trầm trọng, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm khả năng, toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ nhanh chóng chìm xuống dưới mực nước biển vì biến đổi khí hậu.

Xem ra thì người đắc lợi nhất trong câu chuyện kênh đào Phù Nam này có vẻ như là Trung Quốc. Từ góc độ địa chính trị, việc Trung Quốc đầu tư và xây dựng kênh đào Phù Nam Techo ở Campuchia có thể giúp chính quyền Bắc Kinh mở rộng và củng cố ảnh hưởng của mình tại đây. Việc xây dựng kênh đào ở Campuchia có thể tạo ra một con đường thủy mới cho Trung Quốc để triển khai và tăng cường sức mạnh hải quân của họ trong khu vực. Điều này có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng và xung đột ở biển Đông, nơi Việt Nam có lợi ích ở đó.

Phát biểu trước các phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh vào tối ngày 5 tháng 7, ông Uông Văn Bân, tân đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, đã đề cập đến cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước để không ngừng làm cho cộng đồng chung một vận mệnh trở nên hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai quốc gia trong kỳ nguyên này. Nhắc lại mối quan hệ lịch sử giữa hai nước, ông Uông cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường sử dụng các câu tục ngữ của Campuchia để nói về quan hệ song phương. Ông cũng nhắc đến cố quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia từng xem quan hệ giữa hai nước như là hoa bất tử và quan hệ hữu nghị Sắt Sốn giữa hai nước là một mô hình cho quan hệ quốc tế. Trong dòng thông điệp trên Facebook vào ngày chủ nhật, 7 tháng 7, ông Uông nói rất vinh dự khi được đi qua Đại lộ Tập Cận Bình, Đại lộ Hun Sen, Đại lộ Sihanouk, Đại lộ Mao Trạch Đông trên đường đến đại sứ quán Trung Quốc ở Campuchia. Vào hôm 28 tháng 5, Campuchia đã đổi tên đường vành đai ba ở thủ đô Phnom Penh thành Đại lộ Tập Cận Bình với chiều dài 48 km nhằm vinh danh vị chủ tịch Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã ngày 30 tháng 5, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã nhấn mạnh Đại lộ Tập Cận Bình và Đại lộ Mao Trạch Đông ở thủ đô Phnom Penh đã cho thấy di sản lịch sử trong quan hệ song phương. Vâng, chúng ta có thể thấy cho đến nay Campuchia là một trong những nước nhiệt thành nhất trong khu vực đối với sáng kiến Vành đai và Con đường BRI của Trung Quốc được ông Tập Cận Bình đề ra từ năm 2013 đến nay với hàng loạt hạ tầng như là cảng biển và đường cao tốc được xây dựng hoặc lên kế hoạch với làn sóng nhà phát triển bất động sản. Campuchia đã kỳ vọng xe nước Vinh sẽ trở thành một ma cao bên bờ Vịnh Thái Lan.

Nhưng vào hồi tháng tư năm 2024, Nicki Aer có bài viết về thành phố ven biển Sihanoukville với nhan đề "Người Trung Quốc tháo chạy khỏi Campuchia, bỏ lại thành phố đang phát triển với 500 tòa nhà ma nếm nhiều trái đắng với Trung Quốc." Song, Campuchia vẫn đang hồn nhiên đến mức ngây ngô trong dự án kênh đào Phù Nam. Liệu có phải lãnh đạo Campuchia không nhìn ra những cái bẫy ẩn sâu phía sau? Có lẽ là không, vì ngay cả những người dân bình thường như chúng ta còn nhìn thấy, huống hồ là những chính trị gia lão luyện, thậm chí là tốt nghiệp đại học West Point danh tiếng của Mỹ như là Thủ tướng Campuchia Hun Manet.

Điều gì chờ đợi Campuchia sau một lễ khởi công rình rang tốn kém và phô trương? Hãy cùng chờ xem.

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال