Ai Đang Đứng Sau Các Cuộc Biểu Tình Chống Việt Nam Ở Campuchia?


Thưa quý vị, trong những tuần gần đây, nhiều cuộc biểu tình phản đối tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV DTA) đã diễn ra ở một số nước ngoài Campuchia như Nhật Bản, Hàn Quốc. Những người biểu tình bày tỏ nỗi lo rằng Campuchia sẽ bị cướp đất khi tham gia tam giác phát triển. Các cuộc biểu tình phản đối do một số lực lượng đối lập với Đảng Nhân dân CPP cầm quyền của cựu thủ tướng Hun Sen tổ chức. Không chỉ ở ngoài nước, theo ngày chủ nhật 18 tháng 8, phe đối lập ở nước ngoài bị cáo buộc đã kích động người dân biểu tình ở thủ đô Phnom Penh, kêu gọi chính phủ Campuchia rút khỏi CLV DTA.

Tại cuộc họp báo chiều ngày 22 tháng 8, khi trả lời câu hỏi của báo chí về phản hồi của Việt Nam trước việc người dân Campuchia ở một số nơi biểu tình phản đối sáng kiến khu vực Tam giác Phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Tu Hằng cho biết: "Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, gắn bó và tin cậy giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam là di sản quý báu đối với cả ba dân tộc và có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển mỗi nước, cũng như cả ba nước, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng ASEAN."

Về câu chuyện này, khi tra cứu thông tin, chúng tôi cũng phát hiện một video phát sóng từ ngày 18 tháng 8 có dòng trạng thái: "Không có biểu tình hay vấn đề nào ở Phnom Penh tại Campuchia ngày hôm nay. Chính phủ như mọi khi đã kiểm soát mọi thứ để duy trì sự ổn định và hòa bình." Chính phủ Campuchia đã đảm bảo với người dân rằng khu vực Tam giác phát triển không dẫn đến mất lãnh thổ Campuchia. Ngày 26 tháng 8, truyền thông Campuchia cũng đăng tải thông tin rằng trong nỗ lực bác bỏ những tuyên bố sai sự thật về khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam của các nhóm đối lập ở nước ngoài, thủ tướng Hun Sen đang sắp xếp phương tiện đi lại miễn phí cho người dân để tự mình chứng kiến tình hình thực tế tại biên giới.

Như vậy, có thể thấy rõ ràng là có ai đó đang muốn kích động tình hình trở nên phức tạp. Câu hỏi đặt ra là khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam có ý nghĩa như thế nào với ba quốc gia? Ai sẽ được lợi khi câu chuyện này trở nên rối ren hơn?

Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam là gì?

Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam là một khu vực hợp tác kinh tế giữa ba quốc gia Đông Dương gồm Campuchia, Lào và Việt Nam. Khu vực này được thành lập nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và ổn định an ninh khu vực biên giới chung giữa ba nước. Tam giác phát triển này được chính thức đề xuất vào năm 1999 trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa ba quốc gia với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế-xã hội và tăng cường kết nối hạ tầng giữa các khu vực biên giới. Sáng kiến về việc thành lập khu vực Tam giác phát triển này xuất phát từ chính phủ Việt Nam với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Campuchia và Lào.

Đây là một phần trong chiến lược mở rộng hợp tác khu vực nhằm phát triển kinh tế và tăng cường an ninh quốc gia. Tam giác phát triển này bao gồm 13 tỉnh thuộc ba quốc gia, trong đó có bốn tỉnh của Việt Nam, bốn tỉnh của Campuchia và năm tỉnh của Lào. Đây là khu vực biên giới chiến lược nằm giữa ba quốc gia Đông Dương. Kể từ khi thành lập, nhiều dự án đã được triển khai với sự hỗ trợ tài chính từ cả ba chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các quốc gia đối tác phát triển. Tổng số vốn đầu tư cho khu vực này trong suốt nhiều năm dao động lên tới hàng tỷ USD. Chủ đầu tư chính của các dự án phát triển trong khu vực Tam giác này đó là các chính phủ của ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước với các dự án tập trung vào phát triển hạ tầng, nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ.

Mục tiêu của việc phát triển tam giác này là giảm nghèo, tăng cường phát triển kinh tế vùng biên giới, cải thiện đời sống của người dân địa phương và tăng cường hợp tác kinh tế giữa ba nước. Đồng thời, khu vực này cũng được xem như một bước quan trọng để củng cố an ninh và ổn định khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh các thách thức từ bên ngoài như áp lực từ Trung Quốc ở biển Đông. Như vậy, có thể thấy tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam là một sáng kiến chiến lược nhằm tăng cường hợp tác khu vực và phát triển kinh tế ở vùng biên giới giữa ba nước Đông Dương với sự đầu tư lớn từ các chính phủ và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Khu vực này được kỳ vọng sẽ trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững và ổn định của toàn khu vực.

Kể từ khi được thành lập vào năm 1999 bởi Samdech Techo Hun Sen, khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã trở thành minh chứng cho tinh thần khu vực Đông Nam Á. Đánh giá về vai trò khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam là một khu vực chiến lược quan trọng đối với cả ba quốc gia này. Vai trò của khu vực này được thể hiện trên nhiều mặt bao gồm kinh tế, xã hội, an ninh và đối ngoại.

Về vai trò kinh tế, khu vực này giúp tăng cường sự liên kết kinh tế giữa ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam. Việc thúc đẩy hợp tác kinh tế qua biên giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng, thương mại, đầu tư và du lịch, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Các chính sách khuyến khích đầu tư và hợp tác thương mại trong khu vực Tam giác phát triển đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, đặc biệt cho các lĩnh vực như nông nghiệp, khai thác tài nguyên và sản xuất công nghiệp nhẹ.

Về vai trò xã hội, khu vực Tam giác phát triển bao gồm nhiều vùng sâu, vùng xa với mức sống thấp và cơ sở hạ tầng kém phát triển. Sự hợp tác trong khu vực này giúp giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và xã hội. Việc tăng cường hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn khuyến khích giao lưu văn hóa, giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và cộng đồng trong khu vực.

Về vai trò an ninh, sự hợp tác chặt chẽ giữa ba quốc gia trong khu vực này giúp đảm bảo an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, buôn người và tội phạm xuyên quốc gia. Việc tăng cường an ninh biên giới cũng góp phần ổn định khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội. Khu vực Tam giác phát triển cũng là nơi mà ba quốc gia tăng cường hợp tác quốc phòng, cùng nhau đối phó với các mối đe dọa chung, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Về vai trò đối ngoại, khu vực này là biểu tượng của sự hợp tác chặt chẽ giữa ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam. Việc phát triển khu vực Tam giác phát triển không chỉ củng cố quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia này mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác khu vực. Nó được coi là một mô hình hợp tác khu vực có thể được mở rộng ra các khu vực khác như ASEAN, giúp tăng cường sự gắn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á và tạo nên một cộng đồng khu vực ổn định và thịnh vượng hơn.

Nhìn chung, khu vực Tam giác phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh và tăng cường quan hệ đối ngoại giữa ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam. Sự phát triển của khu vực này không chỉ mang lại lợi ích cho từng quốc gia thành viên mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của toàn khu vực Đông Nam Á.

Nếu đánh giá về lợi ích và rủi ro của từng quốc gia, chúng ta sẽ thấy khu vực Tam giác phát triển mang lại cả lợi ích và rủi ro cho từng quốc gia tham gia, tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế-xã hội và chính trị của mỗi nước. Đối với Campuchia, tham gia dự án giúp nước này cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tỉnh miền núi và biên giới. Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, thu hút đầu tư và tăng cường thương mại qua biên giới. Đồng thời, Campuchia có cơ hội củng cố quan hệ với Lào và Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác khu vực, bao gồm cả lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Những sự phát triển kinh tế của Campuchia trong khu vực này có thể phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ Lào và Việt Nam và các đối tác nước ngoài, dẫn đến tình trạng phụ thuộc và thiếu tự chủ trong kinh tế. Vấn đề nằm ở chỗ đối với Campuchia thì sự lựa chọn đơn giản chỉ là chọn mất mát ít hay mất mát nhiều mà thôi. Nói chung, họ không có nhiều sự lựa chọn hơn. Nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực có thể gây ra xung đột lợi ích giữa các quốc gia, đặc biệt khi nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức hoặc phân chia không công bằng.

Đối với Lào, một quốc gia không có biển, họ được hưởng lợi từ việc tăng cường kết nối với Campuchia và Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và xuất khẩu hàng hóa qua các cảng biển của Việt Nam. Lào có thể phát triển các vùng kinh tế đặc biệt dọc theo biên giới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trong khu vực này có thể dẫn đến áp lực lớn lên môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Lào, gây ra suy giảm rừng, ô nhiễm nguồn nước và mất đa dạng sinh học. Đáng chú ý là do thiếu hụt về nguồn lực và kỹ năng quản lý, Lào có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát và điều phối các dự án lớn, dẫn đến lãng phí và tham nhũng.

Về phía Việt Nam, khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, nơi nằm trong tam giác phát triển, được hưởng lợi từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy xuất khẩu và giao thương với các nước láng giềng, đặc biệt là hợp tác với Lào và Campuchia. Điều này giúp Việt Nam đảm bảo an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu và tội phạm xuyên biên giới, đồng thời củng cố quan hệ quốc phòng khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với các xung đột về việc phân chia lợi ích và quản lý tài nguyên, đặc biệt là về nước và rừng, với các quốc gia láng giềng. Nếu không được quản lý tốt, sự phát triển không đồng đều có thể dẫn đến sự chênh lệch kinh tế và xã hội giữa các vùng, gây ra bất bình đẳng và bất ổn xã hội.

Vâng, quý vị thấy đấy, mỗi quốc gia trong tam giác phát triển đều có thể thu được lợi ích kinh tế-xã hội và an ninh đáng kể từ dự án này. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với các rủi ro về môi trường, quản lý tài nguyên và sự phụ thuộc lẫn nhau. Việc tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và quản lý hiệu quả từ cả ba quốc gia. Lợi ích và vai trò như vậy, nhưng ở đâu ra lại có thông tin về biểu tình chống lại khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam trên thực tế?

Nguyên nhân mà phe đối lập ở Campuchia tuyên truyền chủ yếu rằng họ lo ngại về việc Campuchia sẽ mất chủ quyền. Một số người có thể lo ngại rằng sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài hoặc các công ty quốc tế trong khu vực có thể đe dọa an ninh quốc gia, dẫn đến tình trạng mất ổn định hoặc can thiệp từ bên ngoài. Đánh giá một cách khách quan, thì khu vực này không trực tiếp làm mất chủ quyền lãnh thổ của Campuchia, nhưng có thể gây ra những lo ngại về việc ảnh hưởng đến chủ quyền thông qua các vấn đề như là tranh chấp biên giới, phụ thuộc kinh tế và thay đổi xã hội. Chính vì những vấn đề còn đang tranh cãi này mà trong hơn một tháng qua, những bất đồng giữa một số thành viên công chúng và chính phủ liên quan đến hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam vẫn tiếp diễn.

Ai được hưởng lợi từ việc kích động biểu tình phản đối khu vực Tam giác phát triển ở Đông Dương?

Thứ nhất, là nhóm chính trị đối lập và các phe phái trong nước. Các nhóm chính trị đối lập hoặc các phe phái trong nước có thể tận dụng các cuộc biểu tình để chỉ trích chính phủ, nhằm gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh chính trị. Họ có thể sử dụng sự bất mãn của người dân về các vấn đề như đất đai, môi trường hoặc bất công xã hội để thu hút sự ủng hộ của công chúng. Việc kích động các cuộc biểu tình có thể là một chiến lược để gây áp lực lên chính phủ, buộc chính phủ phải nhượng bộ hoặc thay đổi chính sách, từ đó dành được lợi thế chính trị.

Thứ hai, là các tổ chức phi chính phủ và nhóm bảo vệ môi trường. Có thể sử dụng các cuộc biểu tình để thu hút sự chú ý của công chúng và quốc tế đối với các vấn đề về phá rừng, ô nhiễm và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Họ có thể hưởng lợi từ việc tăng cường tài trợ, sự ủng hộ và khả năng tác động đến chính sách môi trường.

Thứ ba, là những quốc gia có lợi ích đối lập với tam giác này. Có thể hưởng lợi từ sự bất ổn và sự chia rẽ nội bộ giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Điều này có thể làm suy yếu sự hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, đồng thời làm giảm khả năng đối phó của ba nước này trước các thách thức từ bên ngoài, chẳng hạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia ASEAN khác có thể có lợi ích đối lập hoặc khác biệt với khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Những lo ngại này có thể liên quan đến ảnh hưởng kinh tế, chính trị hoặc chiến lược mà khu vực này có thể mang lại, ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực và sự phát triển trong khu vực Đông Nam Á rộng lớn hơn. Một số quốc gia khác có thể cố gắng khai thác tình hình để tăng cường ảnh hưởng của họ trong khu vực thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính, ngoại giao hoặc quân sự cho các phe đối lập hoặc nhóm biểu tình.

Nói kỹ hơn một chút, Trung Quốc có thể lo ngại rằng khu vực Tam giác phát triển sẽ tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực Đông Dương, làm giảm thiểu khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Lào và Campuchia. Trung Quốc cũng có mối quan tâm về việc Việt Nam có thể sử dụng khu vực này như là một bàn đạp để củng cố vị thế của mình trong khu vực. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào Lào và Campuchia thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Việc khu vực Tam giác phát triển thu hút sự đầu tư từ các đối tác khác có thể làm suy yếu sự phụ thuộc của Lào và Campuchia vào Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh có thể không muốn.

Thái Lan có lịch sử quan hệ phức tạp với Lào và Campuchia và có thể cảm thấy lo ngại nếu hai nước này gần gũi hơn với Việt Nam thông qua khu vực Tam giác phát triển. Sự gia tăng ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực Đông Dương có thể được Thái Lan coi là một sự cạnh tranh. Nước này có lợi ích thương mại và đầu tư đáng kể trong khu vực và sự phát triển của tam giác CLV có thể khiến Thái Lan lo ngại rằng dòng chảy thương mại hoặc đầu tư có thể bị chuyển hướng sang khu vực này, làm giảm lợi kinh tế của Thái Lan.

Còn Hoa Kỳ thì có thể lo ngại về bất kỳ thay đổi nào trong cán cân quyền lực khu vực có thể làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc Việt Nam, đặc biệt nếu điều này dẫn đến việc các nước nhỏ hơn như Lào và Campuchia trở nên ít tự do hơn trong chính sách đối ngoại của họ. Hoa Kỳ cũng có lợi ích chiến lược trong việc đảm bảo rằng không có quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á trở nên quá mạnh, điều có thể gây bất lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ. Vì vậy, Mỹ có thể không muốn thấy Việt Nam hoặc Trung Quốc thống trị khu vực này.

Chưa kể đến là Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những nhà đầu tư lớn trong khu vực Đông Nam Á. Nếu khu vực Tam giác phát triển thu hút nhiều đầu tư hơn, điều này có thể làm giảm lợi kinh tế của các nước này trong các thị trường khác hoặc khiến họ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để duy trì ảnh hưởng kinh tế của mình.

Các quốc gia ASEAN khác thì lo ngại về sự phân hóa trong khối. Một số quốc gia ASEAN có thể lo ngại rằng khu vực Tam giác phát triển này có thể tạo ra sự phân hóa trong khối ASEAN khi các quốc gia trong khu vực Đông Dương trở nên gắn kết chặt chẽ hơn với nhau và ít phụ thuộc vào sự hợp tác với các nước ASEAN khác. Các quốc gia như Indonesia, Malaysia và Philippines có thể lo ngại rằng sự tập trung vào phát triển khu vực Tam giác phát triển này có thể làm giảm cơ hội đầu tư và phát triển các khu vực khác của ASEAN.

Thứ tư, là các nhóm lợi kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài. Một số doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhóm lợi kinh tế có thể hưởng lợi từ việc làm suy yếu các dự án phát triển của tam giác này nhằm chiếm lĩnh thị trường hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Họ có thể tận dụng tình trạng bất ổn để thương lượng các điều khoản có lợi hơn hoặc thậm chí là loại bỏ các đối thủ cạnh tranh địa phương đối với họ. Mà nói tình trạng bất ổn có thể làm suy yếu chính phủ hoặc các doanh nghiệp địa phương, mở ra cơ hội cho các công ty nước ngoài đầu tư hoặc mua lại các tài sản với giá rẻ hơn.

Bởi vậy, mới nói việc kích động các cuộc biểu tình phản đối khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho nhiều bên khác nhau, từ các nhóm chính trị đối lập trong nước, tổ chức bảo vệ môi trường cho đến các quốc gia và doanh nghiệp có lợi ích đối lập. Nhưng có một vấn đề thế này, nếu như Mỹ và đồng minh đánh giá chiến lược địa chính trị thông qua tam giác phát triển này, thì họ sẽ thấy rằng tam giác này có tác dụng gì về mặt chiến lược đối với Việt Nam trong đối phó với Trung Quốc?

Thứ nhất, đó là củng cố quan hệ với Lào và Campuchia thông qua tam giác Phát triển. Việt Nam có thể củng cố quan hệ hợp tác chặt chẽ với Lào và Campuchia, hai nước láng giềng có vị trí địa lý và chiến lược quan trọng. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia này giúp Việt Nam tăng cường thế đứng trong khu vực, tạo nên một liên minh có sức mạnh đoàn kết để đối phó với áp lực từ Bắc Kinh bằng cách thúc đẩy hợp tác kinh tế. Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực như thương mại và đầu tư. Điều này giúp Việt Nam tăng cường tự chủ kinh tế, giảm thiểu rủi ro từ việc Trung Quốc sử dụng đòn bảy kinh tế để gây áp lực.

Thứ hai, là cùng cố an ninh biên giới và quốc phòng. Hợp tác với Lào và Campuchia trong khu vực Tam giác phát triển giúp Việt Nam tăng cường an ninh biên giới trên đất liền, ngăn chặn các hoạt động tội phạm xuyên biên giới và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều này rất quan trọng khi Việt Nam phải đối phó với các thách thức an ninh từ phía bắc. Đồng thời, tam giác phát triển cũng là nền tảng cho việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Lào và Campuchia, giúp Việt Nam xây dựng một hệ thống phòng thủ khu vực vững chắc hơn, đặc biệt khi Trung Quốc gia tăng sức ép quân sự tại biển đông.

Thứ ba, là chiến lược phòng thủ kinh tế và nguồn lực. Việc phát triển khu vực này giúp Việt Nam bảo vệ và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tăng cường phát triển kinh tế ở các vùng biên giới. Điều này giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh kinh tế và duy trì sự ổn định, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho khả năng đối phó với các áp lực từ Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng các tuyến đường bộ và giao thông kết nối khu vực Tam giác phát triển với các nước láng giềng và các cảng biển, giúp thúc đẩy thương mại không chỉ trong nội bộ ba nước mà còn với các quốc gia khác. Từ đó, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các tuyến thương mại truyền thống qua Trung Quốc.

Thứ tư, đó là tăng cường vai trò trong ASEAN. Tam giác phát triển giúp Việt Nam củng cố vị thế trong ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Việc thúc đẩy hợp tác khu vực cũng là một minh chứng cho cam kết của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Cho nên, việc Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Lào và Campuchia trong khu vực Tam giác phát triển cũng tạo tiền đề cho việc xây dựng các liên minh chiến lược với các quốc gia khác trong khu vực, từ đó tạo ra một mặt trận đoàn kết mạnh mẽ hơn để đối phó với các hành động gây hấn từ Bắc Kinh.

Nhìn một cách tổng thể, thì Việt Nam đang nỗ lực kéo Campuchia và Lào về phía mình để đảm bảo an ninh cho vùng đệm của mình ở phía tây bằng cách tăng cường hợp tác khu vực, củng cố an ninh biên giới, phát triển kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế. Việt Nam có thể giảm thiểu các rủi ro và thách thức từ Trung Quốc, đồng thời xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

Do vậy, nếu như Hoa Kỳ và các đồng minh thực sự nhìn về góc độ địa chiến lược, thì họ cần phải ủng hộ Việt Nam, thậm chí là giúp Việt Nam đạt được thế cân bằng trong quan hệ đối tác với Trung Quốc. Xin lưu ý rằng trong một mối quan hệ đối ngoại thường tồn tại một luật bất thành văn đó là kẻ mạnh có quyền áp đặt mọi luật lệ của cuộc chơi. Khi một quốc gia có thể đạt được thế cân bằng trong quan hệ đối tác, đó đồng nghĩa với việc cuộc đàm phán, ký kết các văn kiện liên quan mang tính công bằng hơn. Nói thẳng ra, hợp tác song phương đối xứng, chứ không phải là phi đối xứng.

Trích Nội dung từ Kênh Tri Thức Mới

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال