Việt Nam lộ hệ thống vũ khí hiện đại tự mình sản xuất, gây lo sợ cho Trung Quốc!

 

Hiện nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã ý thức rằng, về lâu dài, nước ta phải xây dựng được một ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, tự mình sản xuất được những vũ khí cần thiết nhất. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán vũ khí với nước ngoài, phía Việt Nam bao giờ cũng cài những điều kiện phải hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ, chuyển giao dây chuyền sản xuất vũ khí ở Việt Nam. Cách đây 2 tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm và làm việc với tập đoàn Viettel về chương trình hoạt động nghiên cứu sản xuất quốc phòng công nghệ cao của tập đoàn Viettel. Trong chuyến thăm này, Thủ tướng đã được giới thiệu một loạt những sản phẩm vũ khí công nghệ cao, mà nổi bật nhất phải kể đến tổ hợp tên lửa chống hạm VCM do Viettel phát triển. Có lẽ đây là lần đầu tiên mà một tổ hợp vũ khí công nghệ cao đã xuất đầu lộ diện, được coi là một niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Thủ tướng đã có cái nhìn cận cảnh bệ phóng tự hành của tổ hợp tên lửa nội địa Việt Nam. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của báo chí Trung Quốc. Một tờ báo ở Trung Quốc đã có một bài viết với tựa đề "Việt Nam đã hoàn thành việc mô phỏng tên lửa chống hạm đầu tiên mạnh nhất Đông Nam Á". Những tên lửa này sẽ được trang bị để phòng thủ các đảo của Việt Nam, có nghĩa là một đối tượng mà Trung Quốc phải quan tâm vì nó sẽ được lắp đặt trên các đảo Trường Sa.

Tiếp đó, bài báo Trung Quốc đã phân tích sức mạnh của hệ thống tên lửa này. Bài báo có chút lo lắng khi tương lai người Việt Nam sẽ dùng loại tên lửa này để phòng thủ biển đảo, Trung Quốc khó lòng mà tiếp cận. Tờ báo Trung Quốc cũng phân tích rằng bản chất của tên lửa này cũng được phát triển từ tên lửa chống hạm Kh-3 của Nga, tức là tên lửa Việt Nam dựa trên một mô hình của Liên bang Nga. Tuy nhiên, về phương diện động lực, thì nó có một số điểm khác biệt so với tên lửa Nga. Người Việt Nam dùng động cơ phản lực của người Hàn Quốc được sử dụng cho tên lửa tấn công hành trình mặt đất của công ty Hiana, tức là Việt Nam học tập kinh nghiệm từ các nhà sản xuất khác nhau, dựa trên một mô hình của Nga để tạo cho tên lửa Việt Nam VCM có hệ thống động lực tốt nhất. Như chúng ta đã biết, phiên bản Kh-3 là một tên lửa khá thon thả, nhẹ nhàng, được phát triển để trang bị trên các tàu cỡ nhỏ hay máy bay Su-30 cũng có thể mang được dễ dàng. Các tàu chiến của Việt Nam thường là cỡ nhỏ nên kích thước của tên lửa này là phù hợp nhất, nhỏ nhưng mà có võ. Trong chiến dịch quân sự tại Ukraina, quân đội Ukraina đã dùng tên lửa này để đánh chìm tuần dương hạm Moskva của Liên bang Nga. Hải quân Việt Nam đã làm quen với tên lửa Uran của Nga hơn 10 năm qua, nó được lắp đặt trên tàu hộ vệ Gepard, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm với loại tên lửa này. Tên lửa VCM là hàng tự chế tạo đầu tiên của một nước Đông Nam Á, điều này cho thấy Việt Nam đã đi trước so với chín nước còn lại trong khu vực. Bài báo của Trung Quốc nhận xét như vậy, và họ giải thích điều này cho phép Việt Nam giảm mạnh chi phí mua thiết bị.

Bài báo Trung Quốc đánh giá rằng từ trước đến nay, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp, công nghệ vi điện và quang học còn rất non trẻ. Vì vậy, người Trung Quốc thực sự bất ngờ là Việt Nam lại có thể chế tạo được tên lửa VCM. Vừa qua, Việt Nam đã theo sát những diễn biến của cuộc chiến Ukraina và đã hiểu rằng không nên coi trọng quá đáng vũ khí công nghệ cao mà xem nhẹ những loại vũ khí bình thường, những loại vũ khí truyền thống. Đây chính là mặt mạnh của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Đầu tiên là vũ khí bộ binh bao gồm súng cầm tay như tiểu liên, trung liên, đại liên, trọng liên. Hiện nay, ta sản xuất được tất cả vũ khí cho phân đội như súng phòng không, súng lựu, súng máy, súng cối, súng chống tăng, có thể tự túc được hết. Nhóm thứ hai cũng rất quan trọng là đạn dược. Việt Nam đã chủ động sản xuất được tất cả các loại đạn cho bộ binh và pháo binh, cho pháo phòng không, pháo mặt đất và nhiều loại pháo dùng cho tàu hải quân. Tiếp đó, Việt Nam cũng đã sản xuất được các khí tài quang học, tiêu biểu nhất là ống ngắm ban ngày, ống ngắm ban đêm gắn cho súng bộ binh, súng chống tăng và súng cối. Nhóm thứ tư là các sản phẩm Việt Nam có thể làm được thuộc về công nghiệp đóng tàu. Việt Nam đã đóng mới được 50 loại tàu khác nhau, kể cả tàu chiến hiện đại, tàu pháo, tàu tên lửa, tàu hỗ trợ, tàu ngầm, tàu cảnh sát biển, tàu cho lực lượng kiểm ngư. Nhóm thứ năm là các khí tài nghi binh, robot chiến đấu gắn súng tiểu liên, trọng liên hoặc hỏa lực khác. Ngoài ra, công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể sản xuất được những thiết bị phát hiện vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, sinh học.

Như vậy, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có bước tiến rất lớn, sản xuất ra phần lớn những vũ khí mà lục quân và hải quân Việt Nam cần. Không nhiều quốc gia trên thế giới có thể làm được như vậy. Tất nhiên, Việt Nam chưa thể sản xuất được nhiều loại vũ khí công nghệ cao. Nếu tập trung vào sản xuất thì Việt Nam cũng có thể làm được, nhưng giá thành rất cao và chất lượng thì không bằng của Nga, của Mỹ, của Trung Quốc. Nếu chỉ xét đến những vũ khí thông thường như các loại súng bộ binh, sản phẩm của Việt Nam có chất lượng tương đương với các nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến trên thế giới.

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال