Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, "sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108."
Lễ Quốc tang
Báo Nhân Dân cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng."
Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Con đường lên vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
1/1994-đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
Bề dày công tác chưa từng có
Là ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.
Thế nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.
Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.
Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.
Báo chí trong nước đưa tin thế nào?
Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng qua đời theo sau bản tin của báo Nhân Dân lúc 17 giờ 53 phút ngày 19/7.
Tất cả thông tin đều giống nhau. Việc đưa tin này là theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2012.
Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của ban tổ chức lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.
Sau khi thành lập ban tổ chức lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
Có thể thấy, việc đưa tin lễ tang trên báo chí tại Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả đều chờ các thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết mở rộng thường theo xu hướng ca ngợi, điểm lại các dấu ấn tích cực, các câu chuyện riêng về những điều tốt đẹp của người đã khuất.
Vào năm 2013, một người dẫn chương trình truyền hình tại TP HCM từng lỡ lời nói đại ý mong khán giả "có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn" trong dịp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó đã bị chỉ trích rầm rộ. Đài truyền hình nơi người này công tác đã phát đi lời xin lỗi.
Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?
Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi qua đời được tổ chức lễ quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Như vậy, ngoài 4 nhân vật "Tứ Trụ", Bộ Chính trị có thể quyết định tổ chức quốc tang cho những người khác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chưa từng thuộc "Tứ Trụ" nhưng được tổ chức quốc tang khi ông qua đời vào năm 2013, là do Đảng Cộng sản xét các đóng góp, công lao của ông.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Việt Nam cũng để quốc tang cho người nước ngoài, chẳng hạn lãnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Ai sẽ là trưởng ban lễ tang?
Theo quy định, Bộ Chính trị quyết định thành lập ban lễ tang nhà nước, gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người chết đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người chết.
Trưởng ban lễ tang nhà nước là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đối ngoại: những bước ngoặt lớn
Về mặt đối ngoại, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại tươi sáng hơn hẳn vấn đề nội trị. Có thể nói, là người thuộc thế hệ còn có tuổi trẻ thời Chiến tranh Việt Nam, dù không ra chiến trường, không phải cựu binh, ông đủ uy tín để thiết lập các quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Nga, nhưng cũng đã mở lối để Việt Nam tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.
Không chỉ thuyết phục được người Mỹ công nhận tính chính danh của hệ thống chính trị do ông điều hành, ông còn được họ mời sang thăm Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia, và bản thân đã đón, gặp mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau tới Hà Nội. Các nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói đã hoàn toàn khép lại quá khứ tàn khốc của cuộc chiến Mỹ-Việt và đây là một thành công rất lớn, mở đường cho tương lai.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn
Hôm 19/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper, đã gửi lời chia buồn với nội dung như sau:
Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới phu nhân, bà Ngô Thị Mận, cùng gia quyến của ngài, và người dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.
Trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đau buồn khi mất đi một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ.
Hoa Kỳ trân trọng việc Ngài Tổng bí thư đã đưa quan hệ song phương giữa hai nước lên những tầm cao mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Di sản của Ngài càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và, một thập kỷ sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngài cùng với Tổng thống Biden.
Hoa Kỳ sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch nước Tô Lâm đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước. Với tư cách là Đối tác Chiến lược Toàn diện và bạn bè, chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ một Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng và có sức chống chịu.
Tôn vinh di sản của Tổng bí thư, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ chỉ ngày càng được thắt chặt, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho người dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta một lần nữa khẳng định sự tôn trọng đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau. Khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào tháng 9, Ngài đã trích dẫn đại thi hào Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.” Trong thời khắc đau buồn này, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ tình hữu nghị tốt đẹp giữa người dân hai nước và cùng nhau tiếp tục hành trình này, đoàn kết với cam kết chung hướng tới một tương lai tươi sáng hơn
Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi lời chia buồn
Tân Hoa Xã cho biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/7 đã gửi điện chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Bốn điểm đáng chú ý trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Vào năm 2024, chúng ta có thể thấy từ lý tưởng tới hành động và kết quả thì sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đề cập tới ở các điểm sau:
Một là ông Trọng đã trở thành vị lãnh đạo kiêm nhà lý luận ý thức hệ (ideologue) cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau ông chắc chắn chính trị Việt Nam sẽ thay đổi, rất khó có chuyện một ai đó lên vị trí cao nhất bằng con đường lý luận, bằng lý thuyết về chủ nghĩa xã hội. Đơn giản là xã hội và con người Việt Nam đã thay đổi nhanh, nhiều và vượt xa các vấn đề mà hệ lý luận này có thể kiến giải và tạo giải pháp.
Hai là sự nghiệp chống tham nhũng để làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ chưa hoàn tất mà còn làm bộc lộ ra các căn bệnh trầm kha của hệ thống chính trị Việt Nam. Tham nhũng tiền triệu tính bằng đô la Mỹ không còn làm người ta ngạc nhiên vì tiền thất thoát, mất mát, chuyển ra nước ngoài phi pháp đã lên tới con số hàng tỷ đô la, như báo chính chính thống đề cập tới các đại án.
Ba là có một hệ quả khác, ông không trông đợi, là thay vì làm tăng niềm tin vào bộ máy thì Đốt lò làm giảm đi rất nhiều niềm tin trong nhân dân vào năng lực cầm quyền, vào tính liêm chính của bộ máy quan chức. Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam được quốc tế ghi nhận là có tiến bộ, nhưng với người dân và doanh nghiệp thì các cách thức moi tiền tinh vi, bằng cả công nghệ cao, bằng ngân hàng, bằng các luật lệ mới có vẻ lại nảy sinh sâu rộng hơn, gây tác động xấu đến nền kinh tế. Khi nghe tin ông Trọng bệnh nặng, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều câu nói đại loại như “tiếc ông, thương ông” nhưng “không thương gì bộ máy tham lam, lạm quyền, hành dân”.
Bốn là vấn đề chuyển giao quyền lực và việc bố trí “Tứ Trụ”. Đây cũng là lĩnh vực ông Nguyễn Phú Trọng chưa hoàn tất. Để cầm quyền liên tiếp nhằm theo đuổi lý tưởng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải phá lệ về nhân sự như tuổi về hưu và một loạt quy định nội bộ khác, tạo ra khá nhiều giải pháp tình thế về nhân sự cấp cao. Đốt lò cũng hạ bệ liên tiếp nhiều nhân vật cấp cao nhất trong Bộ Chính trị, khiến “vốn nhân sự” của Đảng Cộng sản hụt đi nhanh chóng chỉ trong vòng 12 tháng qua, mà thế hệ kế tục thì chưa được chuẩn bị, tạo ra lo ngại trong dân chúng và các đối tác quốc tế về sự “ổn định chính trị” vốn được ca ngợi ở Việt Nam.
Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.
Lễ Quốc tang
Báo Nhân Dân cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức Lễ Quốc tang đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng."
Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội trong một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
1957- 1963: Học trường phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.
1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu, Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).
7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản; đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971); bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).
8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.
9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) tại Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).
3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.
5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Con đường lên vị trí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
1/1994-đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12.
8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa 8, 9, 10, 11, 12.
2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo của Đảng.
8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.
3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).
1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa 12, 13, 14.
5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khóa 11, 12, 13, 14, 15.
6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa 11, 12, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, 12, 13; Bí thư Quân ủy Trung ương.
2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.
10/2018: Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa 14, được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021.
Bề dày công tác chưa từng có
Là ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.
Thế nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.
Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.
Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.
Báo chí trong nước đưa tin thế nào?
Báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng qua đời theo sau bản tin của báo Nhân Dân lúc 17 giờ 53 phút ngày 19/7.
Tất cả thông tin đều giống nhau. Việc đưa tin này là theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2012.
Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của ban tổ chức lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.
Sau khi thành lập ban tổ chức lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.
Có thể thấy, việc đưa tin lễ tang trên báo chí tại Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả đều chờ các thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết mở rộng thường theo xu hướng ca ngợi, điểm lại các dấu ấn tích cực, các câu chuyện riêng về những điều tốt đẹp của người đã khuất.
Vào năm 2013, một người dẫn chương trình truyền hình tại TP HCM từng lỡ lời nói đại ý mong khán giả "có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn" trong dịp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó đã bị chỉ trích rầm rộ. Đài truyền hình nơi người này công tác đã phát đi lời xin lỗi.
Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?
Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi qua đời được tổ chức lễ quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Như vậy, ngoài 4 nhân vật "Tứ Trụ", Bộ Chính trị có thể quyết định tổ chức quốc tang cho những người khác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chưa từng thuộc "Tứ Trụ" nhưng được tổ chức quốc tang khi ông qua đời vào năm 2013, là do Đảng Cộng sản xét các đóng góp, công lao của ông.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Việt Nam cũng để quốc tang cho người nước ngoài, chẳng hạn lãnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cuba Fidel Castro.
Theo quy định, Bộ Chính trị quyết định thành lập ban lễ tang nhà nước, gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người chết đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người chết.
Trưởng ban lễ tang nhà nước là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đối ngoại: những bước ngoặt lớn
Về mặt đối ngoại, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại tươi sáng hơn hẳn vấn đề nội trị. Có thể nói, là người thuộc thế hệ còn có tuổi trẻ thời Chiến tranh Việt Nam, dù không ra chiến trường, không phải cựu binh, ông đủ uy tín để thiết lập các quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Nga, nhưng cũng đã mở lối để Việt Nam tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.
Không chỉ thuyết phục được người Mỹ công nhận tính chính danh của hệ thống chính trị do ông điều hành, ông còn được họ mời sang thăm Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia, và bản thân đã đón, gặp mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau tới Hà Nội. Các nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói đã hoàn toàn khép lại quá khứ tàn khốc của cuộc chiến Mỹ-Việt và đây là một thành công rất lớn, mở đường cho tương lai.
Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới phu nhân, bà Ngô Thị Mận, cùng gia quyến của ngài, và người dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.
Trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đau buồn khi mất đi một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ.
Hoa Kỳ trân trọng việc Ngài Tổng bí thư đã đưa quan hệ song phương giữa hai nước lên những tầm cao mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Di sản của Ngài càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và, một thập kỷ sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngài cùng với Tổng thống Biden.
Hoa Kỳ sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch nước Tô Lâm đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước. Với tư cách là Đối tác Chiến lược Toàn diện và bạn bè, chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ một Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng và có sức chống chịu.
Tôn vinh di sản của Tổng bí thư, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ chỉ ngày càng được thắt chặt, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho người dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta một lần nữa khẳng định sự tôn trọng đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau. Khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào tháng 9, Ngài đã trích dẫn đại thi hào Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.” Trong thời khắc đau buồn này, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ tình hữu nghị tốt đẹp giữa người dân hai nước và cùng nhau tiếp tục hành trình này, đoàn kết với cam kết chung hướng tới một tương lai tươi sáng hơn
Tân Hoa Xã cho biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/7 đã gửi điện chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Vào năm 2024, chúng ta có thể thấy từ lý tưởng tới hành động và kết quả thì sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đề cập tới ở các điểm sau:
Một là ông Trọng đã trở thành vị lãnh đạo kiêm nhà lý luận ý thức hệ (ideologue) cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau ông chắc chắn chính trị Việt Nam sẽ thay đổi, rất khó có chuyện một ai đó lên vị trí cao nhất bằng con đường lý luận, bằng lý thuyết về chủ nghĩa xã hội. Đơn giản là xã hội và con người Việt Nam đã thay đổi nhanh, nhiều và vượt xa các vấn đề mà hệ lý luận này có thể kiến giải và tạo giải pháp.
Hai là sự nghiệp chống tham nhũng để làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ chưa hoàn tất mà còn làm bộc lộ ra các căn bệnh trầm kha của hệ thống chính trị Việt Nam. Tham nhũng tiền triệu tính bằng đô la Mỹ không còn làm người ta ngạc nhiên vì tiền thất thoát, mất mát, chuyển ra nước ngoài phi pháp đã lên tới con số hàng tỷ đô la, như báo chính chính thống đề cập tới các đại án.
Ba là có một hệ quả khác, ông không trông đợi, là thay vì làm tăng niềm tin vào bộ máy thì Đốt lò làm giảm đi rất nhiều niềm tin trong nhân dân vào năng lực cầm quyền, vào tính liêm chính của bộ máy quan chức. Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam được quốc tế ghi nhận là có tiến bộ, nhưng với người dân và doanh nghiệp thì các cách thức moi tiền tinh vi, bằng cả công nghệ cao, bằng ngân hàng, bằng các luật lệ mới có vẻ lại nảy sinh sâu rộng hơn, gây tác động xấu đến nền kinh tế. Khi nghe tin ông Trọng bệnh nặng, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều câu nói đại loại như “tiếc ông, thương ông” nhưng “không thương gì bộ máy tham lam, lạm quyền, hành dân”.
Bốn là vấn đề chuyển giao quyền lực và việc bố trí “Tứ Trụ”. Đây cũng là lĩnh vực ông Nguyễn Phú Trọng chưa hoàn tất. Để cầm quyền liên tiếp nhằm theo đuổi lý tưởng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải phá lệ về nhân sự như tuổi về hưu và một loạt quy định nội bộ khác, tạo ra khá nhiều giải pháp tình thế về nhân sự cấp cao. Đốt lò cũng hạ bệ liên tiếp nhiều nhân vật cấp cao nhất trong Bộ Chính trị, khiến “vốn nhân sự” của Đảng Cộng sản hụt đi nhanh chóng chỉ trong vòng 12 tháng qua, mà thế hệ kế tục thì chưa được chuẩn bị, tạo ra lo ngại trong dân chúng và các đối tác quốc tế về sự “ổn định chính trị” vốn được ca ngợi ở Việt Nam.
Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.