Nhân vật diều hâu Trung Quốc là tân đại sứ tại Campuchia, biển Đông có nguy hiểm hơn?


Trong nỗ lực cao nhất nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia, chính quyền Bắc Kinh vừa tiến cử một nhân vật đặc biệt, ông Uông Văn Bân, làm tân Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh. Ông này đặc biệt phấn khởi và vui mừng, đó là cách ông ta mô tả tâm trạng của mình khi đi qua các đại lộ đẹp nhất thủ đô của nước bạn, như Đại lộ Mao Trạch Đông và Đại lộ Tập Cận Bình, ngay trước cổng của Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh.

Trung Quốc nổi tiếng giỏi nịnh hót, và Campuchia, đặc biệt là cha con Hun Sen, cũng được xem là những người nịnh hót tài tình nhất. Họ gắn bó với Trung Quốc, với túi tiền nhân dân tệ của siêu cường này. Họ cười nhạo việc Việt Nam đa dạng hóa và đa phương hóa, cho rằng chỉ cần gắn bó với một đối tác giàu nhất và rộng lượng nhất.

Ông đại sứ Trung Quốc, trong bài diễn văn nhận chức của mình, đã nhắc đến những kỷ niệm đáng nhớ giữa hai nước, như cố quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia trong thời gian ông này cư ngụ tại Bắc Kinh sau khi bị đảo chính. Ông Sihanouk từng ví quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc là "hoa bất tử" và coi quan hệ sắt son giữa hai nước là một mô hình cho quan hệ quốc tế. Ông đại sứ cho biết mình rất vinh dự khi đi qua các đại lộ Tập Cận Bình, Hun Sen, Sihanouk và Mao Trạch Đông trên đường đến Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Phnom Penh.

Như chúng ta đã biết, ngày 28 tháng 5 vừa qua, cha con Hun Sen đã đổi tên đường vành đai ba ở thủ đô Phnom Penh thành Đại lộ Tập Cận Bình. Đại lộ dài 48 km này được đặt tên nhằm nịnh hót Chủ tịch Trung Quốc. Ông tân đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, ông Uông Văn Bân, năm nay 53 tuổi, được mô tả là một nhân vật diều hâu rất hiệu quả với phương Tây khi ông ta từng giữ chức phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ở Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao được coi là một chức vụ rất quan trọng, vì cả hai cựu Ngoại trưởng của Trung Quốc, ông Tần Cương và ông Lý Triệu Tình, trước khi làm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, đều từng làm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao.

Mọi người đều biết rằng Campuchia và Lào là hai nước nhiệt tình nhất trong khu vực châu Á đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Trung Quốc đã đổ hàng chục tỷ đô la vào hai đất nước này để xây dựng hạ tầng cơ sở như cảng biển, đường cao tốc, v.v. Tuy nhiên, có một số công ty bất động sản của Trung Quốc đã lừa dối chính phủ Trung Quốc. Họ đã đổ cả một núi nhân dân tệ để xây dựng Sihanoukville trở thành một "Ma Cao" trên bờ vịnh Thái Lan. Tuy vậy, bởi vì quá lạc quan, họ đã bị lừa. Họ đã quá tin tưởng vào tương lai của thành phố Sihanoukville, nhưng hóa ra không có ai mua, không có ai thuê. Chỉ có một số lượng nhỏ người Trung Quốc ở đó. Kết quả là hàng chục tòa cao ốc của các nhà đầu tư Trung Quốc đến nay đã bỏ dở việc xây dựng, vẫn còn rất ngổn ngang vì các nhà đầu tư Trung Quốc đã tháo chạy khỏi Campuchia, bỏ lại 500 tòa nhà ma cho thành phố Sihanoukville.

Cha con Hun Sen đã vỡ mộng vì dựa quá nhiều vào chỉ một quốc gia là Trung Quốc, đặt tất cả trứng vào một giỏ, và bây giờ phải trả giá. Bởi vì 70% tổng số vốn đầu tư ở Campuchia là đến từ Trung Quốc, nếu các công trình bị bỏ dở thì đất nước Campuchia sẽ bị tê liệt. Cha con Hun Sen cuối cùng đã hiểu ra vấn đề và gần đây họ đã lôi kéo các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu tư ở nước họ. Ông tân đại sứ Trung Quốc vừa mới đến Phnom Penh, cha con Hun Sen đã hăm hở gặp gỡ ông ta và mong rằng tân đại sứ Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đổ tiền vào xây dựng các tòa nhà đang bị đình trệ.

Đối với Việt Nam, chúng ta vẫn đang cư xử với Campuchia, với cha con Hun Sen, theo cách của nhà sư Minh Tuệ: dù họ có làm gì mình thì mình cũng mong cho họ hạnh phúc và thành công. Mặc dù phần lớn người Việt Nam đang cảnh giác với căn cứ quân sự Ream của Campuchia, căn cứ quân sự này được xây dựng với sự giúp đỡ tài chính của Bắc Kinh, tàu chiến của Trung Quốc thường xuyên ra vào nơi này. Việt Nam chúng ta có nên lo ngại về căn cứ quân sự này không? Rất nhiều người đã hỏi như vậy. Xin trả lời: Dĩ nhiên là chúng ta phải thường xuyên cảnh giác, nhưng căn cứ quân sự này không đáng sợ với Việt Nam.

Hiện nay, quan sát tình hình Ukraine, Trung Quốc đã hiểu rằng để xảy ra xung đột trên Biển Đông là không lợi, thậm chí rất bất lợi cho lợi ích của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc xung đột với Việt Nam hoặc Philippines, Trung Quốc sẽ lãnh đủ, bởi vì Mỹ có thể tham gia với tư cách là đồng minh của Philippines. Mỹ thường xuyên tuyên bố luôn hỗ trợ Việt Nam, có thể cung cấp tin tức tình báo và một số thiết bị quân sự như radar, tàu chiến và xuồng quân sự. Trung Quốc rất lo lắng về điều này, bởi vì một khi Mỹ đã tham gia thì mọi chuyện rất phức tạp với Trung Quốc. Chưa kể Mỹ và phương Tây sẽ cấm vận kinh tế, gây sức ép đủ kiểu với Trung Quốc. Trận đánh ở Trường Sa cũng không hề dễ dàng với Trung Quốc, bởi vì khu vực này gần đất nước chúng ta hơn. Các căn cứ quân sự và tàu chiến của Trung Quốc sẽ trở nên cô lập trên Biển Đông, dễ trở thành mục tiêu cho tên lửa của Việt Nam và Philippines.

Chiến tranh bất đối xứng nghĩa là dùng ít đánh nhiều, thì Việt Nam là bậc thầy. Hơn nữa, chiến trường ở gần đất liền Việt Nam. Nếu xảy ra chiến tranh ở Trường Sa, hải quân và không quân Việt Nam, với sự giúp đỡ của quân đội Mỹ, sẽ đánh chặn và cắt đứt con đường tiếp vận năng lượng của Trung Quốc. Các tàu Trung Quốc, đặc biệt là các tàu chở dầu, sẽ không thể dễ dàng đi qua đây. Kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ rất nhanh.


---

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال