Cậu bé mồ côi Việt trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức. Bị bỏ rơi ngoài đường từ khi mới lọt lòng, nhưng không ngờ một cánh cửa mới đã mở ra để cậu bé Việt viết nên câu chuyện cổ tích của cuộc đời mình, trở thành người nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy vận hành của nước Đức. Philip Rösler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Sóc Trăng, Việt Nam. Ngay từ khi sinh ra, ông đã bị bỏ rơi nên cũng không biết cha mẹ và họ tên gốc là gì. Khi còn bé, ông được chăm sóc ở một viện mồ côi Công giáo tại tỉnh Sóc Trăng. Sơ Anna Luar kể, "Thời đó, người dân còn nghèo lắm, không có điều kiện nuôi con, và trẻ bị bỏ rơi nhiều. Có đứa trẻ họ mang vào trao tận tay cho cô nhi viện, có đứa thì người ta bỏ ở thùng rác phía trước. Đứa nào chúng tôi cũng nhận, cứ mang hết vì chúng đều là con người."
Ông Rösler cũng như bao đứa trẻ khác, một ngày nọ người ta phát hiện ông bị bỏ rơi khi mới lọt lòng ở thùng rác, được người dân mang vào tu viện trao và được nhận vào nuôi. Đến khi Rösler được 9 tháng tuổi, một cặp vợ chồng người Đức đã đến Việt Nam nhận ông làm con nuôi và đưa ông về Hamburg, miền Bắc nước Đức. Từ đó, cuộc đời cậu bé mồ côi Việt hoàn toàn bước sang trang mới. Cậu sống với cha mẹ nuôi cùng hai người con gái ruột của họ và được cha mẹ đặt tên là Philip Rösler. Nói về mối nhân duyên này, sơ chia sẻ thêm, "Tôi nghĩ vợ chồng người Đức không nhận ai khác trong số trẻ ở cô nhi viện ngày xưa mà nhận ông Rösler về nuôi là số trời cho, là lương duyên của ông ấy."
Cha nuôi Rösler là một cựu binh trong quân đội Đức. Trong những năm 1970, ông thường sang Mỹ tập huấn và gặp những người Việt Nam được tập huấn ở đây. Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Thông qua tình bạn này, ông sâu sắc cảm nhận được nỗi đau chiến tranh đã mang đến cho Việt Nam và số phận những đứa trẻ mất cha mẹ. Ông đã quyết tâm phải làm điều gì đó để giúp những đứa trẻ này. Lúc đó, ông chỉ có hai lựa chọn: hoặc xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất, và ông đã chọn cách thứ hai - nhận một đứa con nuôi Việt Nam, đó là Philip Rösler.
Gia đình là bước đệm của thành công. Cho đến nay, Rösler vẫn không biết cha mẹ ruột là ai, tên thật là gì. Tuy nhiên, ông đã rất may mắn khi không phải trải qua cảm giác thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ. Ông nói rằng, "Một trong những may mắn lớn nhất đời tôi là lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của cha mẹ nuôi." Tiếc là khi Rösler lên bốn tuổi, cha mẹ nuôi ly dị. Hai chị gái ở cùng mẹ, còn Rösler cùng cha nuôi chuyển tới sống ở thành phố Bber của Đức. Trong một cuộc trò chuyện với The Bill, Rösler đã tiết lộ rằng cha nuôi là người có ảnh hưởng lớn đến tư duy và quyết định của ông. Rösler kể, "Tôi nhớ rằng khi mình sáu tuổi, bố tôi đã đưa tôi ra đứng trước gương cạnh ông ấy và nói rằng tôi và ông ấy trông khác nhau từ mắt đến mũi, nhưng ông ấy không quan tâm đến chuyện đó và chỉ cần tôi biết ông ấy là bố tôi là được rồi."
Cha nuôi của Rösler vốn là một quân nhân. Rösler trưởng thành trong gia đình có môi trường giáo dục bài bản. Ông luôn phấn đấu để trở thành quân nhân giống cha nuôi, cũng như luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi việc trong cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ nuôi của ông cũng thấu hiểu ba nguyên tắc sống quý báu, đó là tự do, cởi mở và khoan dung. Cũng từ những nguyên tắc này, Rösler lớn lên và mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp, luôn phấn đấu để đạt được những ước mơ của bản thân. Sau này, khi đã lập gia đình và có hai cô con gái, ông vẫn dạy con sống với những nguyên tắc quý giá đó.
Một Tài Năng Chính Trị
Từ khi còn ở trường học, Philip Rösler đã được đánh giá là một cậu bé thông minh xuất chúng. Trong thời gian học trung học, ông từng được bầu vào chức vụ phát ngôn viên của trường tại Hanover. Ông đã tốt nghiệp trung học với bằng hạng A năm 1992. Rösler gia nhập quân đội, nối nghiệp cha nuôi và trở thành sĩ quan, tham gia học Đại học Y khoa ở Hanover. Năm 2002, ông hoàn thành học vị Tiến sĩ nhãn khoa, lúc này ông mới chỉ 29 tuổi. Trước khi trở thành chính trị gia, ông từng là một bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực. Rösler tham gia hoạt động chính trị từ rất sớm. Năm 1992, khi mới 19 tuổi, ông đã gia nhập tổ chức chính trị Thanh niên tại Đức và gia nhập Đảng Dân chủ Tự do (FDP), hoạt động tại tiểu bang Niedersachsen, miền Bắc nước Đức. Nhưng chỉ vào những năm 2000, ông mới tập trung vào sự nghiệp chính trị. Với khả năng và quyết tâm to lớn, Rösler đã làm được những điều phi thường mà không phải ai cũng làm được. Sự nghiệp chính trị của ông được ghi dấu bởi những kỷ lục khi trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trẻ nhất vào năm 2009. Năm 2011, ông được bầu làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức. Ông cũng là người gốc nước ngoài đầu tiên tại Đức nắm giữ cương vị này.
Về sự nghiệp chính trị, có nhiều thông tin dự đoán rằng tương lai ông sẽ còn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp chính trị của mình. Thậm chí, có những người kỳ vọng ông sẽ là Thủ tướng gốc Á đầu tiên của nước Đức. Tuy nhiên, trước các cuộc phỏng vấn, ông Rösler vẫn giữ nguyên quan điểm của mình rằng dù thế nào, ông cũng sẽ từ giã sự nghiệp chính trị vào năm ông 45 tuổi. Ông cho rằng, "Chính trị làm thay đổi con người và tôi không muốn con người mình thay đổi theo xu hướng đó." Năm 2013, Rösler đã tuyên bố chính thức sẽ từ bỏ các hoạt động chính trị để tập trung vào trách nhiệm mới. Sau khi rời cương vị Phó Thủ tướng Đức, ông trở thành Giám đốc Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ đến năm 2017, và sau đó làm cố vấn đầu tư cho các doanh nghiệp trên khắp thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Ông từng nói, "Mong muốn của tôi là kết nối hợp tác nhiều hơn nữa giữa Việt Nam với không chỉ Đức, Thụy Sĩ mà nhiều quốc gia khác."
Sinh ra ở Việt Nam, được nuôi dạy ở Đức, trở thành một trong những chính trị gia trẻ nhất của nước Đức, đảm nhiệm những vị trí quan trọng tại Thụy Sĩ, cuối cùng lại trở về Việt Nam, Tiến sĩ Philip Rösler nói, "Đó là sứ mệnh trở về." Rösler kết hôn năm 2008 với một phụ nữ gốc Đức, hai vợ chồng có với nhau một cặp bé gái sinh đôi. Rời xa quê hương từ khi còn nhỏ, Rösler quay trở lại Việt Nam lần đầu khi 33 tuổi. Khi được hỏi về lý do trở lại Việt Nam, cựu Phó Thủ tướng Đức chia sẻ, "Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi rằng chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra." Dù không có những ký ức rõ nét về Việt Nam, nhưng trái tim của cựu Phó Thủ tướng Đức vẫn khao khát tìm về nguồn cội. Sau đó, ông và vợ đã cùng nhau về thăm Việt Nam. Hai người đã rất cố gắng nhưng không thể tìm thấy Khánh Hưng, nơi ông từng sống trên bản đồ Việt Nam hiện nay. Nhưng may mắn, trong một lần tham quan Dinh Độc Lập tại thành phố Hồ Chí Minh, ông tình cờ phát hiện một tấm bản đồ cũ có ghi địa danh Khánh Hưng. Nhờ đó, ông đã liên lạc lại được với sơ Mary. Ông tâm sự, "Khi nắm tay các sơ, tôi cảm thấy rất ấm áp. Họ đã từng nuôi dạy tôi trong quá khứ, họ đã từng nuôi dạy 3000 cô nhi khác tại nơi này. Có thể không phải ai trong số đó cũng trở thành Bộ trưởng, nhưng họ đều biết ơn các sơ như tôi biết ơn các sơ vậy. Họ đã chăm sóc tôi mà không hề nghĩ đến chuyện sau này tôi sẽ trở thành ai trong tương lai. Tình yêu của họ rất giản dị, đó là tình yêu của người mẹ dành cho những đứa con của mình. Dù còn khó khăn, nhưng họ đã nuôi dạy chúng tôi mà chẳng hề đòi hỏi được hồi đáp." Cựu Phó Thủ tướng Đức nói thêm trong một dịp trở lại cô nhi viện rằng, "Định mệnh đã đợi đến gần 50 năm để đưa tôi trở lại cô nhi viện ngày nay lúc nó cần sự trợ giúp nhất. Vì thế, tôi tin rằng sứ mệnh của mình là phải vun đắp cho nơi đây." Chính vì vậy, trong bữa tiệc sinh nhật muộn đón tuổi 50 ở Đức, ông đã kêu gọi những khách mời là các chính khách nổi tiếng, bạn bè thân thiết của mình quyên góp cho cô nhi viện đã cưu mang ông thuở tấm bé thay cho những món quà vật chất gửi tặng ông.
Hơn năm trong khách mời đã đến thành phố Hinders để cùng nâng ly chúc mừng sinh nhật ông. Họ là các lãnh đạo, cựu lãnh đạo cấp cao, các chính khách nổi tiếng và cũng là những người bạn của ông. Trong đó có Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Linner, cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz. Ông cũng mô tả bữa tiệc thực sự là một đêm dành cho Việt Nam, khi những vị chính khách và các doanh nhân đều đồng lòng ủng hộ bằng rất nhiều hình thức. Khi gặp gỡ các em nhỏ mồ côi tại quê hương, Tiến sĩ Philip nhớ lại bản thân cũng từng trong hoàn cảnh tương tự. Sự háo hức, thích thú cùng nụ cười ngây thơ khi nhận những phần quà Tết rực rỡ sắc màu của các em đã thôi thúc ông hành động để giúp đỡ những đứa trẻ kém may mắn này, mang đến cho chúng một cuộc sống đủ đầy hơn. Và dần dần, sứ mệnh ấy đã trở thành trách nhiệm, một lời cam kết sẽ đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Ông nói, "Tôi quyết định đây là số phận của mình. Số phận của tôi là phải hỗ trợ người dân nơi đây. Tôi đã từng có cơ hội đổi đời và bây giờ cơ hội đó là của 100 triệu người dân tại Việt Nam."
Rösler nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, "Khi tôi còn nhỏ, tôi không có chút nghi ngờ gì về gốc gác của mình là ở đâu đó tại Hanover, Đức. Nhưng giờ đây, khi càng được tiếp xúc nhiều hơn với Việt Nam, tôi nhận ra rằng Việt Nam cũng là một phần trong tôi và tôi cần phải có trách nhiệm với đất nước này. Tôi đã dành quãng thời gian tuổi trẻ của mình trả ơn cho nước Đức, nơi nuôi dạy tôi khôn lớn bằng việc phục vụ trong quân đội và tham gia vào bộ máy chính quyền. Và bây giờ là lúc tôi phụng sự cho Việt Nam và cho xã hội nơi đây."
Năm 2019, sau 13 năm kể từ khi lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất hình chữ S, Tiến sĩ Rösler đã nhận lời mời và trở về quê hương Việt Nam với vai trò Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quỹ Đầu tư VinaCapital Ventures, chuyên đầu tư vào công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Rösler đã tham gia nhiều hoạt động khuyến khích và chia sẻ với thế hệ trẻ Việt, hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về cách kích thích tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tham gia vào phong trào khởi nghiệp của họ. Nói đến Việt Nam, ông Rösler đã dùng từ "trở về" để mô tả nó như là nguồn cội, vùng đất mẹ cha đã sinh ra ông. Ông mong muốn thực hiện sứ mệnh của mình là đưa Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ.