Ngày 26-4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ. Tại đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Vương Đình Huệ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Vương Đình Huệ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ‘xin nghỉ’, Đảng đồng ý
Ông Vương Đình Huệ hôm 26/4 vừa bị Đảng cho ra khỏi Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị để tiến tới bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội sắp tới, báo chí trong nước đưa tin.
Theo đó, Trung ương Đảng đã họp để cho ý kiến về trường hợp của ông Huệ, vài ngày sau khi người phụ tá thân cận của ông là Phạm Thái Hà đã bị công an bắt giữ do dính líu đến Tập đoàn Thuận An.
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở xem xét nguyện vọng của ông Huệ, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết.
Trước đó, ông Huệ đã có đơn xin từ chức và nghỉ công tác vì ‘nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân’, thông cáo nêu.
Báo cáo trước Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định rằng ông Huệ đã ‘vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu’.
“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông,” thông cáo viết.
Sau khi Đảng cho nghỉ, chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ còn phải cần được Quốc hội miễn nhiệm trong kỳ họp sắp tới.
Cũng như trường hợp của ông Thưởng, Đảng không nói rõ sai phạm của ông Huệ cụ thể là gì, dính dáng đến Tập đoàn Thuận An đến đâu. Nhưng với quyết định này, nhiều khả ông Huệ cũng được cho hạ cánh an toàn như ông Thưởng, tức là sẽ không bị truy tố hình sự.
Như vậy, ông Vương Đình Huệ là trường hợp lãnh đạo trong tứ trụ thứ hai bị mất chức chỉ sau hơn một tháng, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị Đảng cho về nghỉ hồi tháng 3 cũng vì lý do tương tự. Trước đó hơn một năm, một nhân vật tứ trụ khác cũng từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là điều chưa từng thấy trong một nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản
Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, đã có đến 5 trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị bị rớt đài, bao gồm phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Với sự ra đi của ông Huệ, tứ trụ lãnh đạo của Việt Nam giờ chỉ còn hai: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Đảng phải tìm người thay thế cho ông Thưởng và ông Huệ.
Hiện giờ chưa rõ ai sẽ là người lên thay ông Huệ, nhưng cấp phó của ông Huệ là ông Trần Thanh Mẫn cũng là một ủy viên Bộ Chính trị nhưng chưa làm hết một nhiệm kỳ.
Ông Vương Đình Huệ đã có quá trình thăng tiến rất bài bản, từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước, rồi Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng trở thành Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2021.
Vụ án ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An hiện đang gây rúng động trên chính trường Việt Nam. Sau khi các Chủ tịch, Tổng giám đốc cùng phó Tổng giám đốc của tập đoàn này bị bắt, hàng loạt quan chức cấp tỉnh cũng đã bị công an bắt.
Vụ việc của Huệ nằm trong chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ông bản thân ông Trọng đã nhiều lần nói là ‘không có vùng cấm’, ‘không có ngoại lệ’. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nó nằm trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, và ông Vương Đình Huệ, vốn được cho là một ứng cử viên sáng giá để lên thay ông Trọng trong bối cảnh Đảng đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra trong 2 năm nữa.
Ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, từng nhận định với VOA rằng việc Đảng xử lý ông Vương Đình Huệ một mặt cho thấy cuộc đốt lò ‘rất hiệu quả, lên đến tận những cấp cao nhất’, nhưng mặt khác nó sẽ ‘hủy hại niềm tin của người dân vào các lãnh đạo’.
Theo đó, Trung ương Đảng đã họp để cho ý kiến về trường hợp của ông Huệ, vài ngày sau khi người phụ tá thân cận của ông là Phạm Thái Hà đã bị công an bắt giữ do dính líu đến Tập đoàn Thuận An.
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở xem xét nguyện vọng của ông Huệ, tờ Tuổi Trẻ dẫn thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cho biết.
Trước đó, ông Huệ đã có đơn xin từ chức và nghỉ công tác vì ‘nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân’, thông cáo nêu.
Báo cáo trước Ban chấp hành Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định rằng ông Huệ đã ‘vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và chịu trách nhiệm người đứng đầu’.
“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông,” thông cáo viết.
Sau khi Đảng cho nghỉ, chức Chủ tịch Quốc hội của ông Huệ còn phải cần được Quốc hội miễn nhiệm trong kỳ họp sắp tới.
Cũng như trường hợp của ông Thưởng, Đảng không nói rõ sai phạm của ông Huệ cụ thể là gì, dính dáng đến Tập đoàn Thuận An đến đâu. Nhưng với quyết định này, nhiều khả ông Huệ cũng được cho hạ cánh an toàn như ông Thưởng, tức là sẽ không bị truy tố hình sự.
Như vậy, ông Vương Đình Huệ là trường hợp lãnh đạo trong tứ trụ thứ hai bị mất chức chỉ sau hơn một tháng, sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị Đảng cho về nghỉ hồi tháng 3 cũng vì lý do tương tự. Trước đó hơn một năm, một nhân vật tứ trụ khác cũng từ chức vì ‘nhận trách nhiệm người đứng đầu’ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đây là điều chưa từng thấy trong một nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản
Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, đã có đến 5 trong số 18 Ủy viên Bộ Chính trị bị rớt đài, bao gồm phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, các Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Với sự ra đi của ông Huệ, tứ trụ lãnh đạo của Việt Nam giờ chỉ còn hai: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Đảng phải tìm người thay thế cho ông Thưởng và ông Huệ.
Hiện giờ chưa rõ ai sẽ là người lên thay ông Huệ, nhưng cấp phó của ông Huệ là ông Trần Thanh Mẫn cũng là một ủy viên Bộ Chính trị nhưng chưa làm hết một nhiệm kỳ.
Ông Vương Đình Huệ đã có quá trình thăng tiến rất bài bản, từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước, rồi Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội và cuối cùng trở thành Chủ tịch Quốc hội hồi năm 2021.
Vụ án ‘Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Nhận hối lộ’ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An hiện đang gây rúng động trên chính trường Việt Nam. Sau khi các Chủ tịch, Tổng giám đốc cùng phó Tổng giám đốc của tập đoàn này bị bắt, hàng loạt quan chức cấp tỉnh cũng đã bị công an bắt.
Vụ việc của Huệ nằm trong chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà ông bản thân ông Trọng đã nhiều lần nói là ‘không có vùng cấm’, ‘không có ngoại lệ’. Nhưng các nhà quan sát cho rằng nó nằm trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, và ông Vương Đình Huệ, vốn được cho là một ứng cử viên sáng giá để lên thay ông Trọng trong bối cảnh Đảng đang chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra trong 2 năm nữa.
Ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, từng nhận định với VOA rằng việc Đảng xử lý ông Vương Đình Huệ một mặt cho thấy cuộc đốt lò ‘rất hiệu quả, lên đến tận những cấp cao nhất’, nhưng mặt khác nó sẽ ‘hủy hại niềm tin của người dân vào các lãnh đạo’.