Ai trước đây nói ĐGH Phanxico là giả, nên nghĩ lại và xám hối để được Chúa tha thứ.

KHÔNG AI LÀ HOÀN HẢO

Con người ta dầu ai tốt đến mấy thành đạt đến mấy cũng có những khiếm khuyết riêng của mình và cũng không phải vì những thành công lớn của họ mà ta quên đi những khiếm khuyết đó. Nhớ khiếm khuyết của họ không phải là để chê bai nhưng là để trở thành bài học có ích cho mình và cho mọi người.

Nhìn lại ba vị Giáo Hoàng trong thời đại chúng ta, đó là thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Đức Thánh Cha Benedicto 16 và Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đương nhiệm. Đã là Giáo Hoàng thì vị nào cũng tài giỏi, vị nào cũng đạo đức thánh thiện cả, có điều là vị nào hơn vị nào thôi.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, một vị Giáo Hoàng được nhiều người trong đạo ngoài đời quan tâm. Người ta cho rằng: Cộng sản Đông Âu sập đổ là do tác động một phần không nhỏ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Một Giáo Hoàng mà ngài có những đêm sấp mình cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa hầu như là suốt đêm. Một Giáo Hoàng đã vào tù thăm tên ám sát mình và xin tha thứ cho anh ta. Và còn rất nhiều công trạng và sự thành công lớn ngài đã làm trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Nhưng vào năm 2020 sắp đến ngày kỷ niệm 100 năm sinh nhật của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, vào thời điểm đó muôn vàn người dân Ba Lan đã xuống đường biểu tình phản đối Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, vì cho rằng triều đại Giáo Hoàng của ngài đã không giám mạnh tay trừng phạt những người nhà Chúa phạm tội. Rất nhiều đoàn biểu tình đã tìm cách để dật sập tượng của thánh Giáo Hoàng Goan Phaolo II.

Ơ Hoa Kỳ nhiều giáo dân và linh mục cũng phản đối và yêu cầu từ nay trở đi không được thể hiện lòng tôn kính đối với thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nữa. Và Đền thánh Giáo Hoàng Goan Phaolo II ở Washington đã bị đóng cửa.

Một triều đại Giáo Hoàng dài thứ hai trong Giáo Hội, gần 28 năm làm Giáo Hoàng. Để xem Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II có trừng phạt những người nhà Chúa hay không, thì chắc chắn những bằng chứng vẫn còn đó. Hỏi ĐGH Gioan Phaolo II đã treo chén được bao nhiêu vị, cởi áo được bao nhiêu vị, cho về hồi tục được bao nhiêu vị? Xem tổng cộng 28 năm làm Giáo Hoàng, ngài đã sửa phạt trong Giáo Hội Hoàn vũ khoảng được mấy trăm hay mấy ngàn vị? Cũng có thể là thời đó Đức Giáo Hoàng chưa biết được tội những người nhà Chúa đã phạm, vì người ta không chịu trình lên. Nhưng vào thời đó các phương tiện truyền thông cũng đã phát triển khắp nới trên toàn thế giới rồi.

Các bệnh về thể lý nếu tiêu diệt được thì nó sẽ không bị lây nhiễm, còn nếu không nó sẽ lây nhiễm khắp nơi. Bệnh về tâm linh nó có thể lây truyền nhanh hơn gấp nhiều lần so với bệnh về thể lý nữa. Bởi vậy Chúa Giê-su nói, người làm gương xấu thì cột cối đá mà ném xuống biển,(Mc 9.42) không ném kịp thời, để vậy là nó lây lan khắp nơi. Thà bị ném xuống biển mà được rổi linh hồn còn hơn là không bị ném mà mất linh hồn đời đời. Thà bị treo chén, bị hồi tục mà được rổi linh hồn còn hơn là để vậy mà phải mất linh hồn đời đời, đồng thời cũng làm lây nhiễm và làm cho muôn vàn người khác cũng sẽ bị mất linh hồn nữa. Đi sai đàng thì đi lại cho đúng đường thôi.

Một vị Giáo Hoàng đã được phong thánh, nhưng làm sao lại có nhiều người phản đối như thế? Giáo Hội có cần phải xem xét lại việc phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II không? Ở Mỹ gần đây có hai linh mục mới được chịu phép rửa tội, chịu phép thêm sức, và tất cả mọi phép sau đó cũng như là chức phó tế và truyền chức thánh cho các ngài đều phải được làm lại. Nguyên nhân, vì khi thầy phó tế rửa tội cho các ngài không rửa tội theo cách truyền thống của Giáo Hội. Khi làm linh mục rồi, tình cờ xem lại Video khi các ngài được chịu phép rửa tội thì thấy không đúng. Các ngài trình với Đức Cha Giáo Phận, và Đức Cha buộc phải làm lại cho hai cha đó mọi phép từ đầu. Cũng vậy, nếu việc phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II còn thiếu sót điều gì, thì Giáo Hội có nên xem xét lại hay không?
Gần 2000 giáo sư đã ký kháng thư để bảo vệ danh tiếng cho thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Cho dù thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II có thành công hàng ngàn việc khác đi chăng nữa, nhưng ngài không chịu sửa phạt những người nhà Chúa hay sửa phạt không đúng mức thì ngài vẫn còn thiếu sót lớn. Bổn cũ khi xưa dạy rằng: cha mẹ không sửa phạt con cái, hay phạt nặng quá hay phạt nhẹ quá, cả ba cách đều mắc tội. Có thể nói hậu quả của người nhà Chúa phạm tội sau này một phần nào đó cũng do gương xấu của những người trước để lại. Trọng trách lớn nhất và việc làm duy nhất của Đức Giáo Hoàng là thay mặt Chúa Kito để chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Chúa.(Ga 21.15-17) Có thể nói nhiều chiên mẹ, chiên con của Chúa bị mất hay bị thú dữ ăn thịt. Rồi cũng từ những con chiên mẹ, chiên con đó đã làm lây nhiễm đến nhiều con chiên mẹ, chiên con khác. Theo Điều 2284 của Giáo Luật viết: “Tai tiếng là thái độ hoặc cách hành động dẫn người khác đến chỗ làm điều xấu. Ai gây ra tai tiếng, người đó sẽ trở thành tên cám dỗ cho người lân cận. Người đó làm hại đến các nhân đức và sự chính trực; người đó có thể đưa anh em mình đến cái chết về phần thiêng liêng. Làm gương xấu trở thành một trọng tội, nếu bằng hành động hay bằng sự thiếu sót, gương xấu ấy cố ý lôi kéo tha nhân đến chỗ phạm trọng tội”.
Người đời thường nói: phúc cho những người con nào có được một người cha nghiêm khắc. Chuyện kể có thật, câu chuyện này các cha thường giảng luôn. Có một người con phải vào tù. Đến ngày nó phải án tử hình. Trước khi chết nó xin được gặp người cha. Người cha đến gặp con trước khi bị tử hình. Nó ôm cổ cha, nó cắn đứt gọn tai người cha và nói. Bây giờ nó không gọi là cha, nhưng nó nói: “Vì mày không chịu dạy tao, nên tao phải vào tù, và phải chết là vì mày”. Nếu thằng con đó bị mất linh hồn thì người con đó sẽ điệu cha mình và gia đình nó vào trong hỏa ngục. Cũng vậy phúc cho các Hồng Y và Giám Mục có được một Đức Giáo Hoàng nghiêm khắc, phúc cho các cha có được một Đức Cha luôn biết sửa dạy các linh mục. Nếu có những Hồng Y, Giám Mục và các linh mục sai phạm là do thiếu sự trừng phạt của Đức Giáo Hoàng Phaolo II vào thời đó, thì chắc chắn ngài sẽ có lỗi trước mặt Chúa.

Không biết từ trước đến nay đã có vĩ thánh nào được Giáo Hội phong thánh mà bị nhiều người phản đối hay kêu trách chuyện này chuyện khác như thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II chưa?

Thường thì những người tài mới tìm ra được người tài, cũng vậy người thánh sẽ tìm ra được những vị thánh. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng Thánh, Ngài biết rỏ mọi sự.

Trong Giáo Luật, có lẽ Luật nào cũng có, nhưng e rằng chưa có Luật mà khi phong thánh chưa đúng không?

Rồi đến Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, ngài cũng đạo đức sốt sắng, ngài khiêm tốn đến nổi xin từ ngai vàng của mình,(hiểu theo nghĩa con người). Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 được gọi là một nhà thần học lỗi lạc và ngài cũng có rất nhiều thành công lớn trong triều Giáo Hoàng của mình. Có những người cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 được ví ngang hàng với thánh Giáo Hoàng Lê ô Cả, Tiến Sỹ Hội Thánh. Tuy Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 không mấy ai chê trách điều gì, nhưng ngài có một điều là ngài đã cho phép làm lễ bằng tiếng La Tinh, ủng hộ việc làm lễ bằng tiếng La Tinh.

Thành công lớn nhất của Công Đồng Vatican II, có lẽ là bãi bỏ việc làm lễ bằng tiếng La Tinh, và bắt phải làm lễ theo tiếng bản xứ của mình. Tại sao làm lễ bằng tiếng bản xứ lại là một thành công nhất của Công Đông Vatican II? Vì cha dâng lễ, các người tham dự thánh lễ, muốn được kết hợp với Chúa Giê-su trên bàn thờ, thì đòi buộc phải hiểu lời chủ tế đọc, thì mới yêu mến thánh lễ được, không hiểu thì tham dự thánh lễ sẽ không có công phúc hay được công phúc rất ít. Cũng như để thành tội là phải hiểu, không hiểu thì không thành tội. Cũng vậy để tham dự các thánh lễ được nên trọn và sinh nhiều công ích cho người tham dự thánh lễ, thì bắt buộc phải hiểu được những gì chủ tế đang đọc.

Căn cứ vào đâu để biết việc bãi bỏ việc dâng lễ bằng tiếng La Tinh là hoàn toàn đúng? Trong Kinh Thánh có đoạn nào Chúa nói là bắt phải bỏ việc dâng lễ bằng tiếng La Tinh không? Ta xem Công Vụ Tông Đồ : “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê ; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo ; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” (Cv 2.1-11) Chúng ta thấy ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đều nói tiếng Do Thái, nhưng người ở các nước đến đây lại nghe các Tông Đồ nói bằng tiếng bản xứ của mình. Tại sao Chúa làm cho mọi người từ khắp nới về Giê-ru-sa-lem lại nghe các Tông Đồ nói bằng tiếng bản xứ của mình? Nếu nghe tiếng Do Thái thì người ta không hiểu gì, nhưng được nghe bằng tiếng bản xứ của họ thì mới hiểu được. Vậy, căn cứ vào đoạn Kinh Thánh trên, thì bãi bỏ làm lễ bằng tiếng La Ting là đúng với ý Chúa 100%.

Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cho phép làm lễ bằng tiếng La Tinh là hoàn toàn đi ngược lại với Công Đồng Vatican II, và đi người lại với lời Chúa dạy qua đoạn Kinh Thánh Công Vụ Tông Đồ. ( Cv 2.1-11)
Từ sau Công Đồng Vatican II cho đến nay, nếu có những vị Giáo Hoàng cương quyết như Đức Phan-xi-co, thì ngày nay sẽ không còn có những nơi làm lễ bằng tiếng La Tinh nữa. Người ta đi nước ngoài, muốn xem lễ, thì phải tìm nhà thờ nào làm lễ bằng tiếng bản xứ của mình, còn xem lễ bằng tiếng nước ngoài thì cũng chẳng hiểu gì cả. Cũng vậy xem lễ bằng tiếng La Tinh thì giáo dân chẳng hiểu gì hết. Vậy mà trong Giáo Hội lại có những vị chống lại Chúa là làm lễ bằng tiếng La Tinh, đến ngay cả Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng chống lại. Và tiếng La Tinh cũng có phải là tiếng của Chúa Giê-su đâu. Nếu Giáo Hội không kịp thời loại bỏ những Giám mục và linh mục làm lễ bằng tiếng La Tinh, thì tương lai không khéo Giáo Hội lại bị chia cắt ra làm hai. Những người đang chống lại Giáo Hội, là những người mà ma quỷ đang hoạt động trong họ. Như lời đã chép: ““Tên ác thần hiện đang hoạt động trên những kẻ không vâng phục”.(Ep 2.1)

Đến Đức Thánh Cha Phan-xi-co đương nhiệm, ngài cấm làm lễ bằng tiếng La Tinh, bắt phải làm lễ bằng tiếng bản xứ của mình. Đức Phan-xi-co cũng không thiếu những Hồng Y, Giám Mục, các cha phê phán ngài. Tại sao lại có không ít đấng bậc trong Giáo Hội phê phán Đức Phan-xi-co? Đã là con người thì ai cũng có lỗi, miễn là biết nhận lỗi và sửa lỗi thì đều trở thành thánh. Hơn nữa Đức Thánh Cha Phan-xi-co làm những việc mà các vị Giáo Hoàng trước đây chưa bao giờ làm. Ví dụ, Đức Phan-xi-co cho người Công giáo li dị, tái hôn được rước lễ. (Tài liệu năm 2014-2015) Rồi Đức Phan-xi-co cũng cho người Công giáo đàn ông đã kết hôn được làm linh mục ở Amazon. Chắc chắn là Đức Phan-xi-co thấy hoàn cảnh từng nơi cần thiết phải làm như vậy. Hay người ta kể, như ở châu Phi, có những nơi Giáo Hội chưa dám đưa điều răn thứ 6 vào cho những vùng đất đó, có nghĩa là một vợ nhiều chồng, nhưng họ rất tự hào về điều đó. Cho nên có lẽ Đức Phan-xi-co cũng căn cứ với những hoàn cảnh một nơi nào đó nên mới cho những ngoại lệ như vậy.

Đức Phan-xi-co cũng đã cho bỏ một công trình của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ở Vatican. Qua đây nhiều người cũng không hài lòng với Đức Phan-xi-co về việc đó. Nhưng ta nói, cứ một Giáo Hoàng lại dành riêng cho mình một công trình gì đó ở Vatican, thì e rằng Vatican không có nơi để mà chứa, vì 267 vị Giáo Hoàng, sẽ có 267 kỷ niệm và sau này còn có nhiều vị Giáo Hoàng khác nữa chứ.

Thiên Chúa không bao giờ tạo ra một quy luật nào nhất định. Ta thấy, người tốt, có người sống thọ, có người chết sớm. Người xấu, có người sống thọ, có người chết sớm. Người tốt, có người rất giàu, nhưng cũng có những người nghèo. Người xấu, có những người rất nghèo, nhưng cũng có những người giàu. Người tốt, có những người thành đạt nhưng cũng có những người không thành đạt. Người xấu, có những người thành đạt nhưng cũng có những người không thành đạt. Người đạo đức có người Chúa chọn đi tu, có người Chúa cũng không chọn. Người tội lỗi có những người Chúa vẫn chọn đi tu. Người tài giỏi, có người Chúa chọn đi tu nhưng có người Chúa cũng không chọn. Người kém, có những người Chúa cũng chọn đi tu. Đức Thánh Cha Phan-xi-co cũng làm nhiều việc không theo quy luật nhất định, ngài thấy điều đó là đúng, điều đó nên làm là người làm, chứ không phải hoàn toàn theo quy luật đã đề ra. Quy định phải có bằng tiến sỹ mới được lên làm Đức Cha, nhưng Đức Phan-xi-co có khi ngài đã bỏ qua quy luật đó, cha đó đáng đưa lên là đưa lên. Năm 2022 Vatiacan đã chọn một giáo dân lên làm bề trên Tổng quyền của dòng Thánh Giá. Đức Phan-xi-co còn làm rất nhiều việc làm mà không làm theo quy luật như từ trước đến nay.

Làm theo quy luật có khi y như là máy móc. Đức Cha đó đến tuổi là phải hưu, cho dù Đức Cha đó có thánh thiện đến mấy đi chăng nữa. Đức cha đó phạm những tội tày trời, đáng lẽ phải nghỉ việc, nhưng vì phải chờ cho đến tuổi hưu rồi mới nghỉ được. Cha đó đến tuổi hưu là phải hưu, cho dù cha đó có đưa được nhiều linh hồn về cho Chúa mấy đi chăng nữa. Cha đó đáng lẽ phải treo chén, nhưng vì chưa đến tuổi hưu nên cũng không ai bắt hưu được. Làm theo luật thì xem ra Đức Thánh Cha và các Đức Cha cũng không có quyền gì nữa. Gần đây Đức Phan-xi-co đã ban hành luật “Các Đức Cha có thể bị cách chức”

Làm theo quy luật là con người, nhưng làm không theo quy luật là Thiên Chúa. Để vào học làm linh mục là phải đủ mọi tiêu chuẩn đã được đặt ra, nhưng có những Đức Cha trứơc đây không bao giờ có quy luật đó, thử thách thấy ai đó xứng đáng là các ngài đưa vào. Cũng như Chúa chọn các Tông Đồ không có một quy luật nào, nếu Chúa chọn toàn là người giỏi, thì người ta sẽ nói những người đó đã giỏi từ lâu rồi. Nhưng Chúa chọn hầu như là những người ít học, nhưng lại làm lên được sự việc, thì đó mới là việc Chúa làm.

Đức Phan-xi-co không dùng xe chống đạn, qua đây ta thấy đức tin của ngài hoàn toàn phó thác cho Chúa. Chết là do Chúa. Rồi năm 2015 Đức Phan-xi-co đến Trung Phi, một nơi rất nguy hiểm về tình mạng của ngài, nơi lực lượng thánh chiến đang kiểm soát. Rồi năm 2021 Đức Phan-xi-co đến I-rắc, vào lúc cơn dịch Corona đang bùng phát, cũng là lúc an ninh ở đó đang bất ổn, nhưng ngài liều đến gặp người đứng đầu Hồi Giáo cũng là để đem Chúa đến cho họ.

Đức Phan-xi-co, con người bị nhiều chỉ trích, nhưng công trạng của ngài thật không nhỏ chút nào. Có lẽ từ trước đến nay chưa hề có một vị Giáo Hoàng nào bắt được nhiều “tội phạm” như thời Đức Phan-xi-co. Thậm chí có những linh mục, Giám Mục và Hông Y đã nghỉ hưu rồi, nhưng vẫn được đền tội của mình. Thường thì những người tài giỏi mới bắt được các tội phạm, có khi phải hy sinh mạng sống mới bắt được tội phạm. Các tội phạm về linh hồn còn khó bắt hơn rất nhiều so với các tội phạm phần xác, nếu như không có ơn Chúa thì hầu như không ai bắt được. Muốn diệt được kẻ thù thì phải khống chế được kẻ thù. Nếu không tiêu diệt được kẻ thù, thì kẻ thù sẽ tiêu diệt đạo Chúa. Khi đã tiêu diệt được kẻ thù, thì đạo Chúa phát triển là điều đương nhiên. Đời sống tâm linh cũng như đời sống trần thế, tiêu diệt được kẻ thù thì mới có sự bình an. Đạo Chúa muốn phát triển được thì phải có sự bình an trong tâm hồn.

Qua đây xin những ai trước đây nói Đức Phan-xi-co là Giáo Hoàng giả, chúng ta nên nghĩ lại và xám hối để được Chúa tha thứ.

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال