Tội nào nặng Hơn?



Trong lánh lễ, giờ truyền phép là trọng và linh thiêng nhất. Trong giờ đó nếu ai chia trí là có tội. Nhưng có những người vẫn không biết giờ truyền phép là trọng, vì giờ truyền phép có người vẫn làm việc riêng. Giờ truyền phép là trọng vô cùng nhưng không mấy cha nhắc nhở cho giáo dân biết chú trọng đến giờ truyền phép. Một số thấy người ta cúi đầu là cúi đầu, thấy người ta chấp tay là chấp tay, còn không hiểu gì về ý nghĩa của việc truyền phép cả. Các cha đa số cũng truyền phép theo một tập quán thế thôi, còn không mấy cha để ý đến giáo dân, xem giáo dân có để ý đến giờ truyền phép hay không.

Qua đời cha Phê-rô Nguyễn Khắc Thanh, giáo phận Hà Tỉnh, trước giờ truyền phép, cha thường dừng lại khoảng gần một phút, cha nhìn trong ngoài và nhắc nhở mọi người biết giây phút truyền phép là trong đại và linh thiêng nhất. Cha yêu cầu mọi người quỳ, không đứng, truyền phép xong mới đứng dậy. Khi đó phần nhiều lấy dép ra quỳ trên đất, chứ không được mấy người quỳ trên bàn quỳ, vì các nhà thờ lúc đó đều nhỏ. Trong thánh lễ có thể thiếu tất cả mọi thứ, nhưng có truyền phép thì thánh lễ vẫn thành, như các cha làm lễ trong tù. Ngược lại trong thánh lễ có thể có đầy đủ mọi thứ, nhưng thiếu truyền phép thì không được gọi là thánh lễ.Theo mạc hải về thánh lễ, khi truyền phép nếu Chúa cho ta thấy, thì ta sẽ thấy Chúa Giê su đang chịu đóng đinh trên thánh giá, mình đầy máu me, có Mẹ Maria dưới chân thập giá, và có vô số thiên thần và các thánh đang phủ phục sấp mình thờ lạy Chúa Giê su trên thánh giá. Giây phút truyền phép là trọng đại và linh thiêng như thế. Những cái gì là cao quý thì ai ai cũng muốn được giữ lại cho lâu. Cũng vậy giây phút truyền phép các cha nên làm rất chậm rãi, để mọi người cùng thờ lạy và suy gẫm về mầu nhiễm cực trọng này. Nếu ta để ý thì không được mấy cha truyền phép sốt sắng cả, vì có những cha đọc quá nhanh. Đọc nhanh thì làm sao các cha cả đọc, cả làm và có thể suy gẫm được?

Giờ truyền phép, từ các cha đến Đức Giáo Hoàng đều đọc như nhau:

“Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn:

Vì này là Mình Thầy,

sẽ bị nộp vì các con.

Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống:

Vì này là chén Máu Thầy,

Máu giao ước mới và vĩnh cửu,

sẽ đổ ra cho các con

và nhiều người được tha tội.

Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”

Một điều mà từ các Đức Giáo Hoàng cho đến các Hông Y, các Giám mục và các cha đều không làm đúng với lời mình đọc. Các cha đều đọc “Tất cả các con hãy lãnh nhận mà uống”. Nhưng tất cả các giáo dân cho đến các tu sỹ, không ai được uống cả, chỉ được nhận mình Thánh thôi. Làm như vậy thì mỗi khi dâng lễ, từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục, cho đến các linh mục, 100% đều làm sai với lời các ngài vừa đọc. Nếu nói cho đúng là lừa dối mọi người, lứa dối giáo dân và các tu sỹ. Để cho khỏi phạm tội lừa đảo, thì có thể phải đọc lại cho đúng với việc các ngài đã làm: “Tất cả các con không được lãnh nhận để uống, chỉ trừ một mình cha, các cha được uống thôi”. Đọc như vậy thì hoàn toàn không lừa đảo Chúa và giáo dân. Nếu thay đổi như thế thì từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục, cho đến các linh mục không phạm tội lừa đảo Chúa. Đây là một tội lừa đảo thực sự và không biết có phải là tội nặng hay không. Tất cả mọi tội mà phạm nơi thánh thì phạm thêm một tội phạm thánh nữa. Tất nhiên lời Chúa thì không ai có quyền thay đổi, nhưng trong Giáo Hội cũng có những nơi đã thay đổi để được ăn thịt các ngày thứ sáu. Hay từ ngày lễ Chúa Giê su về trời cho đến ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là mười ngày, nhưng một số nơi chỉ có cách nhau 7 ngày. Hội Thánh có Sáu điều răn, trong đó có điều cấm ăn thịt các ngày thứ sáu. Nhưng bây giờ một số giáo phận đã tự thay lại và chỉ còn có năm điều nữa thôi, coi như là không có điều kiêng thịt các ngày thứ sáu. Trong khi đó các Giáo Hội lớn trên thế giới, nhiều đất nước văn minh và giàu có hơn chúng ta nhiều, nhưng các Giáo Hội đó vẫn giữ sáu điều răn của Hội Thánh. Qua đây chúng ta lại thấy sai tiếp, trong giáo lý có câu: “Giáo Hội hiệp nhất, duy nhất”. Giáo Hội không thể hiệp nhất và duy nhất được, nơi thì giữ 5 điều răn, nơi thì sáu điều, nói như vậy cũng là lừa đảo Chúa thôi. Chỉ trong Giáo Hội Việt Nam thôi, nhưng một số giáo phận miền trung và các giáo phận miền bắc, mọi người đều giữ kiêng việc xác các ngày lễ trọng. Còn các giáo phận miền nam và một sổ giáo phận của miền trung khác thì ngày lễ nào cũng như ngày lễ nào cả, không có ngày nào là trọng, cả năm không có ngày nào kiêng việc xác. Điều này cũng do HĐGM Việt Nam không làm theo lời Chúa dạy nên mới để vậy. Hay trong giáo phận Vinh thôi, ngày kiêng việc xác, có cha ngày kiêng việc xác thì mọi người giáo dân đều kiêng việc xác, nhưng có cha lại cho giáo dân làm việc xác, mặc dầu lịch giáo phận vẫn dạy là buộc phải kiêng việc xác ngày hôm đó. Nó chống chèo nhau lắm mọi người ơi. Nên Giáo Hội cần bỏ hai từ “hiệp nhất” và “duy nhất” càng sớm càng tốt, để khỏi phạm tội lừa đảo Chúa. Chưa hiệp nhất được thì cứ nói chưa hiệp nhất, cần gì phải lừa đảo Chúa. Những giáo xứ kiêng việc xác đó có đói hơn nhưng giáo xứ không kiêng việc xác không? Đã phạm tội thì làm sao được bình an. Có giàu hơn thì các ngày kiêng việc xác đó may chăng cũng kiếm thêm được một ít tiền thôi. Nếu sợ đói thì đã chết đói cách đây mấy chục năm rồi, vì bây giờ nơi nào cũng giàu có hơn khi xưa gấp nhiều lần. Vì không có đức tin hay đức tin quá yếu kém nên mới sinh ra như vậy. Chúa mà lấy thì một tai nạn, một trận ốm là hết. Trông cho Chúa lấy, vì được phạt ở đời này còn dễ chịu hơn cả ngàn lần so với phạt đời sau. Còn một lỗi rất nhỏ cũng phải đền trong luyện ngục cho hết mới được lên thiên đàng.

Người ta hay nói “giấy rách phải giữ lấy lề”. Lòng đạo đang đi xuống dốc không phanh. Nhưng có người vẫn cứ cho đạo mình là nhất. Nhất cái gì? Nếu nhất về tuân giữ Luật thì có khi phải gọi các đạo khác bằng sư phụ. Do Thái Giáo, một tuần họ nghỉ kiêng việc xác một ngày, họ tuân giữ các điều Chúa dạy một cách hết sức là nhiệm nhặt, một năm mấy chục ngày nghỉ, thấy họ vẫn ăn nên làm ra. Đạo Đức Chúa Trời Mẹ, một tuần họ cũng nghỉ việc xác một ngày, có những người công nhân viên chức nhà nước, nhưng vì liên quan đến việc giữ kiêng việc xác, nên có những người đã xin nghỉ công chức và làm việc tự do. Ai tuân giữ các điều Chúa dạy hơn? Đạo Phật họ ăn chay còn nhiệm nhặt hơn chúng ta ăn chay rất nhiều, rồi họ ăn chay cả đời. Sao họ lại trung thành với đạo của họ như thế? Còn người Công giáo, chỉ có kiêng thịt ngày thứ sáu thôi, nhưng một số đã không nhịn được nên đã tự thay đổi lại Luật. Tội không xuất phát đâu ra, tội xuất phát từ người nhà Chúa. Xúc phạm đến các đấng bậc cách này cách khác hầu hết cũng là người nhà Chúa mới dám làm điều đó, người giáo dân không mấy ai đủ ơn để làm điều đó. Có ơn Chúa mới làm được việc lành, cũng vậy có ơn quỷ mới làm được điều tội. Người nhà Chúa mà tốt cũng không ai tốt bằng, người nhà Chúa mà xấu thì cũng không mấy ai xấu bằng. Giám Mục Giu đa, Giám mục Lu-te và còn muôn vàn đấng bậc khác nữa. Việt Nam chúng ta cũng có những người nhà Chúa, bỏ đạo, rồi viết xuyên tạc đạo Chúa. Có những điều họ viết đúng, nhưng rất nhiều điều họ dựng lên. Có những người Công giáo xem qua thì đã nghi ngờ đạo Chúa, có người xem qua thì đã bỏ đạo. Vậy tại sao Giáo Hội không cảnh báo cho mọi người biết về những vấn đề xuyên tạc đạo Chúa? Để cảnh báo về những điều này, thì chính mình phải tự nhận lỗi, không nên che dấu. Bởi vậy Chúa Thánh Thần đã thực hiện trên Đức Phanxi cô, ngài chấp nhận loại bỏ mọi đấng bậc sai lỗi và không hề che dấu điều gì. Hay như việc thay đổi 6 điều răn của Hội Thánh, giáo dân không thể thay đổi từ 6 điều qua 5 điều được, nhưng chính người nhà Chúa đã làm điều đó. Chỉ đơn giản nơi dòng cha Điền, giáo phận Vinh thôi, cha Điền cho rước lễ hai hình, tất cả mọi người giáo dân, từ những người trí thức cho đến mọi người dân đều rước lễ hai hình, nhưng có mấy xơ, cha Điền cho rước lễ hai hình là từ chối. Dòng cha Điền thì thường có các dòng khác về đây tham dự thánh lễ mỗi ngày. Từ chối rước lễ hai hình, là từ chối lời mời gọi của Chúa. Lạy Chúa, con xin lỗi Chúa, Chúa ban tặng một cách như không mà người ta không nhận. Chúa có buồn không? Chúa nói: “các con hãy lãnh nhận mà uống” nhưng cha Điền cho uống thì một số xơ đã từ chối. Chúa ơi, người ta từ chối đây là từ chối Chúa đó, vì cha Điền đã làm theo lời Chúa dạy.

Quay lại vấn đề trên. Tại sao các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các linh mục không cho giáo dân được rước lễ hai hình, và không biết có cha nào cho rước lễ hai hình như cha Giuse Nguyễn Đăng Điền, giáo phận Vinh nữa không? Có lẽ các ngài sợ bẩn, vì cho chịu lễ hai hình thì phải cho rước lễ trên lưỡi. Cho rước lễ trên lưỡi thì người cho rước lễ phải nhìn vào miệng người rước lễ, thấy vậy rồi lấy làm gớm giếc, rồi có khi lại chạm tay vào miệng người rước lễ. Có lẽ vì lý do đó nên từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các linh mục đều không cho rước lễ hai hình. Còn nếu nói vì đông người nên không cho rước lễ hai hình được, thì sao các thánh lễ hàng ngày, có nhiều nhà thờ được mấy người đi lễ, ít người như thế, sao các cha không cho rước lễ hai hình như Chúa dạy? Rước lễ hai hình là mệnh lệnh của Chúa, chứ không phải là lời khuyên. Chúa Giê su nói: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống”. Nếu các Đức Giáo Hoàng, các Hông Y, các Giám mục và các linh mục đều sợ bẩn nên không cho rước lễ hai hình. Vậy Chúa Giê su không sợ bẩn hay sao, vì Chúa biến mình thành của ăn để nuôi sống linh hồn chúng ta? Nói như mấy cha giảng, khi ta chịu lễ thì Mình Thánh Chúa trộn lận với mọi thứ trong ruột chúng ta. Hiểu theo cách như những cha giảng trên thì Chúa chịu bẩn như thế mà Ngài còn hy sinh cho chúng ta, còn các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các cha, nếu có bẩn thì cũng chỉ bẩn một chút là phải nhìn vào môi miệng người rước lễ một chút thế thôi. Nếu xét với con mắt thực tế, Chúa Giê su bị bẩn cả trăm lần, còn người cho rước lễ bẩn chưa được một. Vậy vì sợ bẩn một chút nên đã không làm theo lời Chúa dạy hay sao? Chúa Giê su phán: “Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ giữ lại được nó”. (Mt 10.39)

Do đâu mà từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các cha sợ bẩn rồi không cho rước lễ hai hình? Do cách đào tạo ngay từ ban đầu. Bởi vậy cần phải đào tạo cách nào để các chủng sinh không sợ bẩn. Chủng sinh mà sở bẩn, thì làm linh mục, làm thầy dạy, làm Giám mục, rồi làm Giáo Hoàng cũng sợ bẩn. Vào học đại học, đầu tiên là cho học quân sự. Học quân sự là phải lăn lê, bò trườn, trời mưa to vẫn phải trườn. Đứng trong hàng mà không thẳng là bị đá, có khi đưa bảng súng nện. Tập như vậy thì các sinh viên mới có kỷ luật được chứ. Vì nhiều sinh viên, cha mẹ không thể dạy được, bây giờ phải có kỷ luật sắt mới dạy được. Đi chậm một chút cũng bị phạt, nếu vắng thì bị phạt còn nặng hơn rất nhiều. Còn kỷ luật của quân đội thì còn khó hơn như thế rất nhiều nữa. Ước gì các trường đại cũng nên có kỷ luật như thế nào đó, để các chủng sinh được làm quen với sự bẩn, làm quen với đau khổ. Ai thắng được đau khổ, người đó thành công. Trong đau khổ không phải chỉ có bẩn, nhưng còn trên cả bẩn nữa. Các chủng sinh thì khi nào tóc cũng trơn mướt, quấn áo thẳng ro, dày bóng lộn, chân tay không khi nào bẩn. Ăn rồi chỉ có học và tập thể thao. Hiểu được đau khổ thì người ta mới không sợ bẩn. Không sợ bẩn, thì từ Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các cha đều làm như lời Chúa dạy, là cho rước lễ hai hình. Các nhà truyền giáo mà sợ bẩn thì không một ai truyền giáo được. Bất cứ giáo xứ nào cũng có nhà truyền giáo, ta hỏi họ là biết. Phải làm mọi việc cho họ, xin lỗi kể cả bưng phân, đổ nước đấy cho họ, rồi có khi còn phải thay quần áo mà phân đang dính trên người họ. Làm như vậy mà không hề sợ bẩn, nếu sợ thì không làm được như vậy. Còn cho rước lễ hai hình vì sợ bẩn nên đã bỏ qua lời Chúa dạy thì thật là điều đáng trách cho các đấng bậc.

Vì lý do giữ cho sạch nên từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các linh mục đều không làm theo lời Chúa dạy. Trong thánh lễ, thịt và máu Thánh Chúa là của ăn và là của uống trọng nhất. Chúa Giê su vì yêu chúng ta vô cùng nên đã ban thịt máu của Người để làm của ăn, của uống nuôi sống linh hồn chúng ta. Không một ai có thể hiểu được tình thương vô biên của Chúa đối với con người. Không gì trọng bằng thịt và máu Thánh Chúa. Thịt và máu Thánh Chúa, chính là Chúa. Lạy Chúa, không một ai hiểu được về Chúa, nhưng có một điều mà người ta hiểu được về Chúa một cách từ A đến Z, là Chúa không còn có của gì trọng và quý hơn thịt và máu Thánh Chúa để ban tặng cho con người được nữa. Nhưng từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các linh mục đều không cho giáo dân và các tu sỹ được nhận món quà vô giá từ Thiên Chúa ban tặng. Tội này nếu xét theo ngoài đời là tội tham nhũng. Nhà nước phát cho dân, nhưng các cán bộ đã tham nhũng mất một nữa. Chúa cho tất cả mọi người được uống, nhưng tất cả giáo dân đều không được uống. Tội này nếu xét cho cùng là tội lừa đảo Chúa và lừa đảo giáo dân. Miệng nói một đàng, nhưng lại làm khác. Tội như thế, nhưng làm sao từ các Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, các Giám mục và các cha đều không thấy đó là tội? Các cha vừa đọc xong: “Tất cả các con hãy lãnh nhận mà uống”. Nhưng rồi có ai được uống đâu. Điều này không phải là tội hay sao? Lừa đảo Chúa, lừa giáo dân và các tu sỹ. Khi phạm tội nếu biết nhận ra điều đó là tội, biết xám hối đầy đủ, thì mọi tội đều được tha. Còn cho dù là tội nhẹ, nhưng không chịu nhận ra đó là tội, thì muôn đời vẫn không được tha.

Một lần Chúa Giê su nói: “ Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18, 😎 Lúc đó như thế nào thì không ai biết được, nhưng Chúa biết. Và tại sao Chúa lại phải cảnh báo trước như thế? Vì hiện tại và quá khứ trong Giáo Hội như thế nào thì nhiều người đều biết. Người ta hay nói “cây siêu bên nào thì bóng ngã về đó”. Trong Giáo Hội ta thấy nhiều đấng bậc phạm những tội tày trời, những tội đó đã len lỏi vào ngay cả các Hồng Y làm đến chức bộ trưởng. Gần đây nguyên Đức Hồng Y Jean Piere Ricard, Tổng Giám Mục Pháp, ngài nói khi còn là linh mục, cách đây 35 năm ngài đã lạm dụng một cô gái 14 tổi. Hiện giờ ngài đang thôi mọi công việc mục vụ, và ngài nói ngài đã nói chuyện với nạn nhân và xin cô tha thứ. Đã phạm tội như thế, sao ngài còn dám lên làm Giám mục, rồi làm Hồng Y? Có lẽ ngài có nhiều bằng cấp cao, rồi người ta chọn lên làm Giám mục, rồi làm Hồng Y. Cũng có thể ngài không muốn làm, nhưng vì nhiều người chọn, nên có khi vì đức vâng lời nên mới làm. Không biết có bao nhiêu bằng cấp, đã cấp cho các cha, các thầy và các xơ nhưng những người thầy dạy là những người phạm những tội tày trời trước mắt Chúa. Những người phạm những tội tày trời trước mặt Chúa mà dạy cho trò học, thì những trò đó có được chữ gì trong đầu hay không?

Bây giờ tất cả mọi loại sách đều có in ra bằng tiếng Việt. Hầu hết các cha xem qua sách thì đều có thể dạy lại cho người khác học được. Trước đây nhiều giáo phận đâu có cha nào được đi đào tạo ở nước ngoài, nhưng thời nay tìm ra được những cha như trước đây là e rằng không có. Các cha đó trước đây có thể nói là: “tài, đức, sức, văn võ song toàn”. Chúng ta phải có đức tin, vì Thánh Thần Chúa dạy, thì không được đào tạo ở nước ngoài, nhưng giỏi là vẫn giỏi. Còn cho dù được đào tạo ở nước ngoài nhiều chục năm, nhưng không được Thánh Thần dạy trong người đó, thì cũng chỉ là một thầy dạy bình thường, thậm chí dạy xong là trò quên hết. Tất cả các giáo phận đều cho người đi học ở nước ngoài cả đó, nhưng khả năng như thế nào thì các người học đều có thể biết được. Học trường đời mà đào tạo ở nước ngoài thì 100% là chuẩn, còn học trường đạo mà đào tạo ở nước ngoài thì các cha, các thầy, và các xơ đi học về vẫn còn đó. Tất nhiên không phải là tất cả.

Trong lúc đạo người ta đang xuống dốc, nhiều người bỏ Chúa, có nhiều nhà thờ, trường đại và trường dòng phải bán, nhưng Giáo Hội Việt Nam lại cho người qua đó học là e rằng không đúng. Và không may học vào những thầy dạy phạm những tội tày trời trước mặt Chúa, thì việc học với những người thầy như vậy xem ra chẳng có kết quả là bao. Học những người thầy như thế thì sẽ không có gì và những người đi học đó, điều họ thiếu nhất là thiếu lòng đạo, vì bao nhiêu năm mệt mài học ngoại ngữ, học các môn bắt buộc, bởi vậy họ không còn thời gian để kinh nguyện là mấy nữa. Xin đừng quên, bất cứ là ai, lòng đạo đã đi xuống là sẽ xuống tất cả. Những người như vậy, rồi Giáo Hội Việt Nam cho làm thầy dạy, làm bề trên, làm Giám mục. Bài học mà mọi người cần nhớ, những Hồng Y, Giám mục lạm dụng hay phạm những thứ tội tày trời khác, là những người đều có bằng cấp cao, có người có hai ba bằng. Bởi vậy không nên đặt những người có bằng cấp cao vào những địa vị quan trọng. Trường hợp những người đó được nhiều người yêu mến. Cho bỏ phiếu kín, ai như thế nào là biết.

Giáo Hội Việt Nam nên làm thử xem, những cha nào giảng hay, vì giảng hay là chính Thánh Thần Chúa nói trên miệng lưỡi cha đó. Đem tài liệu cho các cha đó, cha tự nghiên cứu, rồi cho dạy các trường đại. Rồi đem so với những cha được đào tạo ở nước ngoài về, xem cha nào dạy hơn cha nào? Có làm như vậy mới biết Chúa chọn ai. Còn bất cứ ai được đi học về là cho đi dạy cả thì có khi không đúng, vì con người chọn mà Chúa không chọn, thì cũng chỉ là làm việc cho có.

Cây mà tốt thì sinh quả rất nhiều, nhưng cây xấu sẽ không có quả. Người ta kể: có một dòng Nam, rất nhiều các thầy, nhưng chưa có thầy nào được làm linh mục cả. Đức Cha giáo phận muốn truyền chức cho một số thầy, nhưng nghe nói là Hội đồng linh mục không nhất trí. Cây xấu sẽ không sinh quả là điều tất nhiên. Đáng lẽ xấu cũng đôi cây thôi chứ, đàng này xấu cả một loạt như thế. Làm linh mục không phải quyền ai quyết định cho làm hay không cho làm, đủ điều kiện là phải truyền chức. Đây là mệnh lệnh của Chúa: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” cho nên những ai cản ngăn không cho truyền chức thì đó là cẳn ngăn lời dạy của Chúa. Và giả như dòng nào đó với linh đạo trước đây là không làm linh mục, thì Đức Cha giáo phận cũng nên thay đổi lại, bắt phải làm linh mục, trường hợp không đủ điều kiện thì phải chấp nhận. Tại sao bắt làm linh mục? Vì để thực hiện mện lệnh của Chúa thì phải bắt thôi, chứ không phải ai muốn làm hay không làm cũng được. Bắt với điều kiện người đó tình nguyện đi tu, đủ điều kiện, còn không đi tu thì Chúa cũng không bắt được. Căn cứ trên mệnh lệnh của Chúa, thì đào tạo được nhiều linh mục càng nhiều càng tốt. Nhất là trong thời đại hôm nay, muốn giáo dân giữ được đạo Chúa, thì các giáo xứ phải chia nhỏ càng nhiều càng tốt. Một cha chỉ nên quản ba bốn trăm giáo dân thôi. Dạy cho một vạn người có ý thức, dễ hơn dạy cho một hai người không có ý thức. Giáo dân thời nay không phải như thời xưa, không thể để đông một xứ lên đến cả ngàn người như trước đây được. Nếu đạo ở nước ngoài, đầu tiên biết chia nhỏ xứ ra, thì đến bây giờ không phải lo đi bán nhà thờ, bán các trường đại và trường dòng như thế. Nhà thờ không nên làm to, làm nhỏ. Ngày nay nhiều nhà thờ lớn, ít người đi lễ, mỗi người ở mỗi nơi. Và muốn cho tập trung lại cho đẹp, thì thánh lễ nào cũng phải có “công an” điều hành thì mới chịu ngồi nhòn lại. Cha Giuse Nguyễn Đăng Điền, giáo phận Vinh, nhờ nhà thờ nhỏ, nên cha quan sát được tất cả mọi người trong thánh lễ. Thậm chí thánh lễ chủ nhật, có những người đi lễ, nhưng họ không biết làm gì, không để ý tham dự thánh lễ, coi như đi cho khỏi phạm tội. Cha Điền phải bày dạy cho họ: “Một tuần đến với Chúa một lần, ít ra mình cũng phải biết tâm sự với Chúa được một hai lời, còn đến đó ngồi xong rồi ra về thì thật uổng công lắm”. Nếu cha Điền mà làm lễ ở các nhà thờ lớn thì cũng như các cha khác thế thôi, giáo dân làm gì cũng không biết, vì giáo dân ngồi xa cha và cách xa bàn thờ. Có một lần lễ chủ nhật mà cha Giuse Trần Công Hường, giáo phận Vinh, cha đi sơ sơ mà cũng đã trịch thu được một số điện thoại, họ đang nhắn tin và lướt facebook ngay trong thánh lễ chủ nhật. Sau thánh lễ cha trả lại. Ước gì các cha khác cũng học cha Hường để cứu lấy linh hồn giáo dân, cứu linh hồn giáo dân là cứu chính linh hồn của các cha xứ. Một loạt dùng điện thoại trong thánh lễ chủ nhật, coi như là không biết gì về đạo cả. Không biết các Đức Cha thấy vậy có nóng ruột không? Thánh lễ nhiều người là nguy hiểm như vậy đó, giáo dân phạm tội ngay trong nhà thờ mà không mấy cha để ý. Nếu nhà thờ nhỏ, thánh lễ ít người thì các cha đều quan sát được mọi người trong nhà thờ, và vắng ai cha cũng có thể biết được. Các cha được gọi là chủ chăn chiên, chủ chăn chiên mà không biết chiên, thậm chí thiếu con nào chủ không biết, như vậy mà được gọi là chủ chăn chiên, gọi như vậy là hoàn toàn không đúng. Bởi vậy cần phải chia nhỏ các giáo xứ để chủ chăn mới biết chiên, và con nào đi nước ngoài hay đi làm ăn xa, thì chủ điện nhắc nhở hàng ngày. Cho nên để khỏi sau này phải bán nhà thờ, bán các trường đại và trường dòng như nước ngoài thì nên chia nhỏ các giáo xứ càng sớm càng tốt, còn để đông như vậy thì như cha Hường vừa làm đó. Cha Phao lô Hồ Văn Trường, giáo phận Vinh, trước thánh lễ cho đến giờ làm lễ, cha phải quan sát trong ngoài nhà thờ, quan sát như vậy mới thấy được điều sai để mà dạy bảo. Người ta ngồi bỏ chân lên ghế, cha phải bày cho họ, ngồi trước mặt Chúa, không nên ngồi như vậy. Người ta ngồi bắt chân chữ ngủ, bày cho họ, ngồi trước Chúa không nên ngồi như thế. Ai ăn mặc không đúng, cha nhắc nhở riêng họ. Phải quan sát trong ngoài nhà thờ mới biết được ai đang dùng điện thoại, ai đang nói chuyện, ai còn làm việc riêng….Còn phần cầu nguyện riêng của cha là trước và sau thánh lễ. Vì cha là chủ của thánh lễ, nên cha phải biết để làm chủ thánh lễ cho đúng ý Chúa dạy. Các cơ quan hay công ty làm điều gì sai, người ta phạt ông chủ. Trong thánh lễ ai đó làm điều gì sai, và nếu vì thiếu sự bày dạy của cha, thì cha phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mặt Chúa. Thực sự có không ít cha, chỉ làm lễ thôi, còn giáo dân làm gì cha không biết. Có những người ngủ từ đầu hay nói chuyện cả buổi trong thánh lễ, hay dùng điện thoại. Tội này nguyên nhân chính là do nhà thờ rộng, và giáo xứ đông người. Còn nhà thờ nhỏ, giáo xứ ít người, thì sẽ không có những tội như thế, vì chẳng lẽ cha thấy họ nói chuyện hay dùng điện thoại mà cha không bày dạy cho họ hay sao?

Quay lại vấn đề truyền chức linh mục. Theo như mệnh lệnh của Chúa, thì truyền chức linh mục được càng nhiều càng tốt, nhận càng nhiều chủng sinh càng tốt, vì có thêm chỉ một thánh lễ dâng sốt sắng, thì cũng đã cứu nguy cho thế giới này được một phần nào rồi. Tất nhiên cũng không phải vì cần nhiều linh mục mà truyền chức cho làm non, hay truyền chức một lúc nhiều cho mau xong. Không thà thiếu linh mục còn hơn có linh mục mà cha đó lại làm gương xấu, hay lòng đạo của cha không bằng giáo dân. Lòng đạo của cha xứ như thế nào, giáo dân có thể biết chính xác đến 90%. Cha xứ có cầu nguyện dài giờ không, giáo dân đều biết. Cha xứ có đi trước về sau không, giáo dân thấy cả. Cha xứ có đi viếng Thánh Thể mỗi ngày không, giáo dân đều biết hết. Cha xứ có nghiện rượu không, giáo dân biết cả. Cha xứ có “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” không, giáo dân biết cả. Bóng đá là tốt, nhưng say mê là thành tội. Cũng như biết dùng rượu là tốt nhưng ngiện là thành tội. Bởi vậy có lời chép rằng: “dân bảo như thần bảo”. Vậy có nên bắt ghi những điều trên và dán ngay trước nhà thờ không? Nếu ghi như vậy, thì đây là một dây ràng buộc vững chắc cho đời tu của cha xứ. Qua đó giáo dân sẽ được hưởng muôn vàn phúc lộc từ Chúa ban xuống qua cha. Có thể nói, các linh mục bị người ta kiện đủ mọi vấn đề, nhưng cả thế giới này có lẽ chưa có cha nào giảng không lưu loát, giảng không hay mà bị kiện cả. hay cũng chưa có linh mục nào vì kém mà bị kiện cả. Nguyên nhân các cha bị kiện, có thể nói 99% là vì các ngài thiếu ơn Chúa. Cho nên các trường đại nên đào tạo những gì linh mục đang thiếu là quan trọng nhất. Cha có tài giỏi đến mấy, nhưng thiếu ơn Chúa, nếu không bị kiện thì giáo dân cũng không trọng cha cho lắm. Cha có kém đến mấy đi chăng nữa nhưng có ơn Chúa, thì mọi người đều kính trọng và yêu mến cha. Một lần cha Gioan Nguyễn Văn Niên, giáo phận Vinh, làm phép nhà cho một cộng đoàn nhà dòng vừa mới xây xong. Lời huấn từ của cha Niên sau thánh lễ, ngài nói: “Các xơ lo mà tu cho tốt là được. Đừng có chú trọng đến những hình thức bên ngoài. Cuộc đời các xơ đã hy sinh cả đời giúp đỡ mọi người rồi. Mình cả đời lo cho người khác nhưng nếu mình không lo cho mình tu cho tốt thì đời sau khổ lắm. Cũng vậy chúng tôi đây là linh mục, một đời cũng phục vụ mọi người, nhưng nếu tu không tốt, sau này phải xuống dưới đó thì khổ vô cùng”. Một lời huấn từ của cha Niên, cha hạt, làm sống lại đời tu của các cha và các xơ có mặt ngay trong thánh lễ đó. Đúng là “lời nói gói vàng”.Đi tỉnh tâm nhiều ngày nhưng có khi không mấy ai dám nhắc nhở về điều đó, vì nhắc đến việc bổn phận và cái chết thì ai ai cũng sợ và có khi không thể nói được. Nếu mình tu chưa tốt, không ai dám nhắc đến việc bổn phận. Hay coi đời tu là bình thường thì cũng không ai quan tâm đến vấn đề đó. Phải có mới cho được. Người ta sai, phần nhiều vì không biết mình là ai. Không biết mình sai vì không được mấy ai nhắc nhở. Các cha tu tốt, tương lai có nhiều người đi tu, các cha tu không tốt thì sẽ không có người đi hay rất ít. Các xơ tu tốt, tương lai cũng sẽ có nhiều người đi dòng, vì cây tốt sẽ sinh nhiều hoa quả tốt. Các sơ tu không tốt thì tương lai cũng không có người đi hay rất ít. Lời cha hạt Niên đã cảnh báo về hình thức bên ngoài. Đã chú trọng hình thức bề ngoài thì nội tâm không có gì, y như trống rộng thì kêu to. Các dòng kín nếu cũng tổ chức hình thức bề ngoài như các nhà thờ thường tổ chức, có lẽ chạy ra khỏi dòng không còn một ai. Nhiều cha đi tù và dâng lễ trong tù, có những cha dâng lễ vui sướng đến rơi nước mắt. Nhưng các cha ở ngoài, chưa thấy cha nào nói dâng lễ vui sướng đến rơi nước mắt cả. Bởi vậy để có lòng mến Chúa là cốt ở nổi tâm, chứ không phải do hình thức bên ngoài, có khi vì hình thức bên ngoài mà làm cho người ta chia trí. Để làm những điều Chúa dạy phải có nổi tâm. Để làm những điều Chúa dạy, không cần phải có hình thức bên ngoài. Cha Tổng đại diện, Phê rô Nguyễn Văn Vinh, giáo phận Vinh, một lần cha giảng lễ: “Ngày chầu lượt hôm nay có những nơi đã biến thành ngày lễ hội”.

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال