Tập Cận Bình đang xúc phạm đến Chúa?


Con người chửi Chúa thì cũng như con kiến chửi con người, con người xúc phạm đến Chúa thì cũng như con kiến xúc phạm đến con người thôi. Chúa không bận tâm khi con người xúc phạm đến Chúa, khi con người nguyền rủa Chúa. Nếu Chúa quan tâm đến việc con người xúc phạm đến Chúa thì Chúa đã không tha cho con người rồi, và rồi tất cả những ai xúc phạm đến Chúa thì đều sẽ bị triệt tiêu và chỉ còn lại những ai biết tôn thờ Chúa thôi. 

Nhưng Chúa đã không làm như vậy, Chúa yêu thương hết mọi người, yêu thương cả những người xúc phạm đến Chúa, vì mọi người đều là con của Chúa. Thiên Chúa yêu thương loài người đến nối Ngài cho phép con người gọi Thiên Chúa là “Cha”. Theo tư liệu của đạo Đức Chúa Trời Mẹ thì có gần tám trăm thứ đạo. Đạo ở đây không có nghĩa là phải có việc thờ phượng hàng ngày, nhưng đạo của các dân tộc họ thờ theo kiểu khác. Nhiều thứ đạo như vậy, nhưng không một thần nào bảo tín đồ của họ gọi họ là cha như đạo Ki-tô Giáo. Qua đây để thấy rằng Thiên Chúa là ông Trời, yêu thương hết mọi người, không trừ một ai, ta gọi Ngài là Cha và chúng ta là con cái của Chúa.
 
Vì yêu thương con người nên Chúa đã sửa dạy những khi chúng ta phạm tội.Trong đạo cũng như ngoài đời, từ người làm lớn đến những người làm nhỏ, hầu hết mỗi khi chúng ta làm điều sai thì Chúa đều sửa dạy. Tin Mừng cho hay: “Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ rằng: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ…” (Ga 6.45) Vào thời các hoàng đế, khi hạn hán, mất mùa, thiên tai xẩy ra nhiều, các hoàng đế phải triệu tập nhân dân và cùng nhau làm lễ tế Trời để xin Ngài tha thứ. Như lời đã chép: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy? Nếu anh em không được sửa dạy như tất cả mọi người, thì khi đó anh em là con ngoại hôn, chứ không phải là con chính thức. Vả lại, chúng ta có cha trần thế sửa dạy mà chúng ta vẫn tôn kính, thì chúng ta lại càng phải tùng phục Cha trên trời để được sống. Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của mình; còn Thiên Chúa sửa dạy là vì lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người” (Dt 12.5-10) Bởi vậy những ai khi phạm tội mà không được Thiên Chúa sửa dạy thì những kẻ đó mới được gọi là bị Chúa trừng phạt, vì không biết tội thì không biết đàng sám hối và sau khi chết sẽ bị vào lửa hỏa ngục đời đời. 

Đó mới gọi là Thiên Chúa trừng phạt. Còn những đau khổ Chúa gửi đến cho chúng ta như là những con roi để thức tỉnh ta phải sống tốt với Chúa và với mọi người. Cũng như chúng ta khi tham gia giao thông không đúng, công an phạt, nhưng xét cho cùng việc phạt đó là hoàn toàn có lợi cho ta. Nhờ phạt nên ít người chết vì tai nạn, nhờ công an phạt để đem lại sự sống cho người dân, cho bản thân người đó. Hầu hết khi ta phạm tội thì Chúa lại gửi đến một đau khổ để thức tỉnh và để ta nhận ra lỗi lầm mà trở về với đường ngay nẻo chính. Đau khổ đó Chúa làm bằng nhiều hình thức, Chúa làm tài tình lắm, nhờ vấp ngã một lần mà muôn lần khỏi vấp ngã, nhờ Chúa quất cho mấy roi ta mới có cơ hội tập luyện đức khiêm nhường. Nhờ được chịu đau khổ, ta mới biết những người khổ đau. Từ các đứng bậc cho đến giáo dân, nếu ngồi liên hệ lại là biết, xem lần đau khổ đó là vì vấn đề gì? Vì lỗi của mình, của gia đình hay của cộng đoàn? Tất nhiên có những vị thánh Chúa muốn gửi đau khổ là để các ngài cùng cộng tác với Chúa mà cứu các linh hồn hay có khi Chúa muốn thử thách để ban ơn cho ta. Ngày nào chúng ta cũng hãy cầu nguyễn, xin Chúa đáy chỉ cho ta thấy mọi lỗi lầm. Nếu không cầu nguyện thì không mấy ai nhận ra được điều sai. Có một lần người đó đi xe tẹo nữa là bị tai nạn, không phải một lần nhưng hai lần liên tiếp. Khi bị lần thứ hai, người đó dừng xe lại và cầu nguyện xin Chúa đáy cho con lỗi lầm con phạm. Cầu nguyện vừa xong thì Chúa chỉ cho thấy tội ngay trước mắt. Ngươi đó kịp thời sám hối và xin Chúa tha thứ. Có người mắc một căn bệnh nọ, mỗi khi uống thuốc là đỡ nhưng không thôi hẳn. Một lần người đó uống thuốc đó cả tuần, nhưng không đỡ. Sau đó cầu nguyện để xin Chúa đáy chỉ lỗi lầm, Chúa cho thấy tội trước mắt luôn. Cầu nguyện xin Chúa tha thứ và khi đó uống thuốc mới khỏi. Khó nhất vẫn là không mấy ai thấy được tội của mình. Muôn vàn đau khổ người ta gây lên cho nhau, nguyên nhân chính là vì bên nào cũng cho mình là đúng. Muôn vàn đau khổ xẩy ra trong giáo phận hay cộng đoàn, có khi vì một ai đó gây lên, nhưng những con người đó luôn luôn cho mình là đúng, cho các bề trên là sai. Ai thấy được tội của mình thì người đó sẽ được hạnh phúc và bình an. Không dễ hạnh phúc đâu, có cha giảng luôn, có người không mấy khi có được một nủ cười. Tâm bất an, làm sao mà cười được? Thậm chí có những Đức Cha, những cha làm điều tội nhưng lại cho đó là làm việc lành, bây giờ vẫn còn đó chứ chưa nói là quá khứ nữa. Ta nói ví dụ như Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng và cùng một số các cha khác đã phá hủy công trình Lòng Thương xót của cha Long, Đức Cha Hùng và các cha đó phá hủy công trình của cha Long nhưng vẫn cho đó là một việc làm đúng. 

Những ai đi truyền giáo thì mới thấy được công trình Lòng Thương xót của cha Long đã đem người ta về với Chúa không biết bao nhiêu người, vì rất nhiều người nhờ đài của cha Long mà người ta được ơn trở về với Chúa. Nếu Đức Cha Hùng biết ĐTGM Giuse Nguyễn Chí Linh phát đài cha Long cho giáo dân, thì không biết ngài có nhận ra được điều sai hay không? Không biết HĐGMVN có lên cho Đức Cha Hùng nghỉ hưu sớm hay không? Nếu cho nghỉ hưu thì sẽ liên quan đến HĐGMVN, vì HĐGMVN biết quá rỏ về công trình Lòng Thương xót của cha Long. Nguyên Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, giáo phận Phát Diệm, cũng chưa đáng tội lắm, nhưng thời đó ĐHGMVN đã cho ngài phải nghỉ hưu chỉ mới hơn sáu mươi tuổi. Làm một nhà thờ mất hàng tỷ tỷ đồng, nhưng làm xong, không thấy sách nào nói là Chúa vui mừng cả, nhưng đưa được một người về với Chúa thì cả nước Trời vui mừng. (Lc 15.7) Thấy được tội thì khi đó mới biết đàng hối cải. Một bên thấy tội mà không hối cải, còn một bên làm điều tội nhưng cho đó là điều lành. Đàng nào tội nặng hơn? Đến nổi các thánh nhân thấy được tội của mình cũng không dễ chút nào nên có thánh đã thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con.” Có một cha bắt được câu Lộc Thánh như thế này: “Quả thế, có tin thật trong lòng, thì mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ.” (Rm 10.10) Linh mục mà không tin thì làm sao mà làm linh mục được? Linh mục giảng dạy hàng ngày, sao lại gọi là không xưng ra ngoài miệng? Vậy câu Kinh Thánh này muốn nhắc nhở cha đó điều gì? Cha bắt được câu Kinh Thánh đó, nhưng cha không hiểu Chúa muốn nhắc nhở cha điều gì cả. Lộc thánh đúng 100% với hoàn cảnh của từng người, có khi từng gia đình. 

Phải cầu nguyện thì Chúa mới cho hiểu được câu Lộc Thánh mình bắt là Chúa muốn nói về mình điều gì. Có khi Lộc Thánh đó, Chúa muốn nhắc nhở việc quan trọng nhất của gia đình. Có một người đi kiện, nhưng kiện không đúng, nên có ba người trong gia đình cùng bắt được Lộc Thánh như sau: “Khi xẩy ra tranh chấp với kẻ khác, có người trong anh em dám đi kiện cáo trước mặt người ngoại mà lại không đến trước mặt những người trong dân thánh” (1Cr 6.1) Gia đình đó vẫn trưng bày Lộc Thánh đó một thời gian ngắn. Câu Lộc Thánh rỏ như ban ngày nhưng không có ơn Chúa thì không mấy ai hiểu được. Rất nhiều trường hợp trong gia đình có hai hay ba người bắt được cùng một Lộc Thánh. Có người bắt được Lộc Thánh như thế này: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”.(1Cr 10.17) Người đó và cả nhà không ai hiểu Lộc Thánh đó nói gì cả và cho rằng Lộc Thánh đó không có nghĩa gì đối với họ cả. Nhưng nhờ có người đã giải thích cho họ nên họ mới hiểu. Người đó làm ghề y, nên Chúa buộc người đó phải đối xử mọi người như nhau, bệnh nhân có quà cũng như bệnh nhân không có quà, hãy đối xứ với nhau như mọi người sang hèn đều ăn cùng một bánh Thánh.
 
Quay lại phần Lộc Thánh của cha trên đó, cha bắt được Lộc Thánh đó, nhưng cha không hiểu Chúa muốn nhắc cha điều gì cả. Cha lại hiểu ý Lộc Thánh đó hoàn toàn khác với ý Chúa muốn nhắc nhở cha. Cha đó chuyên xúc phạm đến những người rước lễ trên lưỡi nên Chúa vì yêu thương và đã cho cha bắt được Lộc Thánh đó để nhắc nhở cha hối cải. Xúc phạm người rước lễ trên lưỡi, thì cũng như xúc phạm đến Chúa thôi, có khác gì đâu. “Quả thế, có tin thật trong lòng, thì mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ.” “Có tin thật trong lòng, thì mới được nên công chính?” Cha cần phải tin gì? Cha cần phải tin những người rước lễ trên lưỡi là hoàn toàn không sai. “Có xưng ra ngoài miệng, thì mới được ơn cựu độ”. Cha cần phải tuyên xưng gì? Cha cần phải tuyên xưng và bảo vệ những người rước lễ trên lưỡi. Trong giáo Luật, không có điều, khoản nào cấm rước lễ trên lưỡi cả. Cha phải căn cứ trên giáo Luật để thực thi chứ. Những cha hiểu biết, khi dạng dạy những phần quan trong, các cha đều phải trích khoản nào, điều nào, câu nào, chứ không nói chừng làm chừng như một số cha đã làm. Nói có sách, mách có chứng. Vậy thì có những cha đập đánh những người rước lễ trên lưỡi, những cha đó có bắt được Lộc Thánh mà Chúa nhắc nhở không? Chúa nhắc nhở mọi người mọi cách, không ai mà Chúa không nhắc nhở, miễn là họ biết cầu nguyện để xin Chúa đáy chỉ điều sai cho mình hay không thôi.
Quay lại ông Tập Cẩn Bình, mấy năm gần đây ông Tập Cẩn Bình đã xúc phạm đến Chúa rất nhiều, nào là đập phá nhà thờ, nào là xúc phạm đến đạo Chúa cách này cách khác, nào là bắt các Đức Cha và các cha phải làm theo sử chỉ đạo của ông Tập Cẩn Bình. Năm ngoái, năm 2021, Chúa đã cho lụt lỗi khắp đất nước Trung Quốc, nhưng ông Tập vẫn không nhận ra việc Chúa làm. Lạy Chúa năm ngoái Chúa cho lụt khắp đất nước Trung Quốc như thế, thì ông Tập cũng chỉ cho đó là biến đổi khí hậu thôi, ông không nhận ra đó là việc Chúa làm đâu. Năm nay 2022, Chúa lại làm cho nắng nóng khắp đất nước Trung Quốc, nhưng ông Tập cũng chỉ cho đó là biến đối khí hậu, ông không biết đó là việc Chúa làm. Bởi vậy để cho ông Tập Cẩn Bình nhận ra việc Chúa làm, thì Chúa hãy cho nắng nóng trên đất nước Trung Quốc cho lâu, chắc chắn ông sẽ nhận ra đó là việc Chúa làm. Lạy Chúa nếu Chúa làm cho ông Tập Cẩn Bình mà ông không nhận ra việc Chúa làm, thì thực sự việc làm của Chúa không có ý nghĩa gì cả. Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán xưa rằng: “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác.” (Is 55.10-11) Cũng vậy việc Chúa làm nắng hạn trên đất nước Trung Quốc là để cho ông Tập nhận ra Chúa, chứ không phải là để phạt. 

Lạy Chúa từ trước đến nay chưa bao giờ Chúa làm bất cứ việc gì mà bỏ dở không làm cho xong cả. Cũng vậy Chúa làm cho ông Tập thì cũng phải làm cho ông nhận ra Chúa, để ông không còn xúc phạm đến Chúa nữa. Chúa cứ cho nắng hạn cho dài ngày thì chắc chắn ông Tập sẽ nhận ra việc Chúa làm thôi. Và khi đó công việc của Chúa mới hoàn thành, còn nếu Chúa bỏ dở công việc giữa chừng thì thực sự không sinh ích gì cho Chúa và cho ông Tập Cẩn Bình cả và rồi lại làm cớ thêm cho thiên hạ cười nhạo Chúa thôi. Xin Chúa nhớ lại, khi xưa Chúa đã làm cho nắng hạn trên đất nước Israel suốt 3 năm, 6 tháng không một hạt mưa (Lc 4.25). Lạy Chúa bây giờ Trung Quốc mới nắng hạn được mấy ngày, thì làm sao ông Tập Cẩn Bình nhận ra Chúa được?

Tác giả: Duaghter My
Mới hơn Cũ hơn

نموذج الاتصال