Một nhà Truyền Giáo lớn trong thời đại chúng ta !

Có một người phụ nữ, trạc hơn năm mươi tuổi chút, người đó ngoài công việc lo cho chồng con ra, thì ngày đêm chỉ có đi truyền giáo. Thấy ai tội lỗi, chưa trở về với Chúa, người đó đến khuyên bàn. Có bà gần chết trong bệnh viện, chị em từ mặt nhau đã lâu, người đó đến khuyên bàn. Bà đó làm hòa với người chị em mình được vài ngày thì qua đời. Thấy ai bỏ Chúa, không đến nhà thờ, người đó tìm mọi cách để đưa họ về với Chúa, khi người đó về với Chúa rồi, thì lại nhờ người đưa người đó đi lễ chủ nhật nếu người đó không thể tự đi một mình được. 

Nghe nói có một bà xin đi đạo nhưng cha xứ không cho, tuy ở cách xa hơn hai mươi cây số nhưng người đó vẫn tìm đến nhà để hỏi thăm xem có đúng như vậy không. Người đó tìm đến nhà thì sự việc là cha bắt người đó phải làm đơn gia nhập đạo thì mới được. Bà đó thấy người anh của mình ở quê vừa mới nhập đạo nhưng cha xứ ở đó không làm khó dễ gì cả, bà thấy vậy nên bà không làm đơn. Ở cách xa nhau như thế nhưng người phụ nữ này vẫn đích thân đến đưa người này đi lễ chủ nhật, rồi nhờ người tiếp tục dạy giáo lý, và liên hệ với một cha khác để cho bà đó được sớm gia nhập đạo Chúa. Qua đây các cha nên làm một lễ cho người già và người bệnh vào ban ngày. Các ông bà già không có sức để ngồi lâu nên các cha làm ngắn gọn. “Tuổi già là tuổi đẹp lòng Chúa” nên các cha cần quan tâm, vì ngày nay hầu như các xứ đều có hai cha. Tất nhiên đây đó vẫn có cha làm lễ buổi ngày cho các ông bà già tham dự. Một số người già không được đi lễ, vì có cha làm lễ đêm, sáng thì làm sớm, hay có những ông bà con cái không chịu lai cho cha mẹ đi lễ. Những bệnh nhân muốn đi lễ chủ nhật, đặc biệt là các tân tòng, người phụ nữ này phải thuê xe lai đưa những người đó đi lễ. Thỉnh thoảng người này lại thuê một xe chợ người Lương lên đền thánh An tôn, Trại Gáo cho họ đi lễ và khấn xin. Người phụ nữ này luôn đi lục soát khắp nơi, những ai đau khổ thì tìm cách giúp đỡ. Hầu như bệnh viện nào cũng có mặt, những bệnh nhân không có người trông nom hay thiếu sự giúp đỡ của người thân thì người này tìm cách giúp đỡ họ. Nhà chưa có của nhưng người phụ nữ này cũng bon chen một phần nào để giúp những người hoàn cảnh quá khó khăn đó mỗi người một chút. Phần nhiều người ta cứ nghĩ chờ cho có của rồi mới đi làm phúc, chờ cho giàu rồi mới đi làm phúc thì sẽ như lời Chúa nói sau: “Khi ấy, Chúa Giêsu nhìn lên, thấy những người giàu có bỏ tiền dâng cúng vào hòm tiền. Người cũng thấy một bà goá nghèo khó bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ, nên bảo rằng: "Thầy bảo thật các con, bà goá nghèo khó này đã bỏ vào hòm tiền nhiều hơn mọi người. Vì mọi người kia lấy của dư thừa mà dâng cho Thiên Chúa, còn bà này túng thiếu, bà đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống mình".(Lc 21.1-4) Một lần Chúa Giê-su nói: “Khi ông dọn tiệc trưa hay tiệc tối, ông chớ mời các bạn hữu, anh em, bà con và những người láng giềng giàu có, kẻo chính họ sẽ mời lại ông mà trả ơn cho ông. Nhưng khi ông dọn tiệc, ông hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt và đui mù, thì ông sẽ được phúc, bởi họ không có gì đền ơn cho ông: vì chưng, khi những người công chính sống lại, ông sẽ được đền ơn”. (Lc 14.12-14) Người phụ nữ này ngày chầu lượt dọn tiệc, cũng mời một số người dân Lương đủ thành phần cả tàn tật và người bệnh về nhà mình đi lễ và ăn tiệc. Thưa Chúa Giê-su, người phụ nữ này vẫn tiến hơn Chúa một bước, là dám bỏ tiền thuê một chiếc xe ô tô chợ những người này đi đi, đi về. Lạy Chúa, trong thời đại hôm nay có ai dám làm như vậy không? So với người phụ nữ này thì các Đức Cha và các cha luôn luôn có đủ điều kiện về mọi mặt để làm công việc này nhưng thật khó mà hy sinh được như thế.

     Học theo gương người phụ nữ này, vậy các giáo phận, các giáo hạt có nên tạo mọi điều kiện để đưa các bệnh, người nhà của bệnh nhân đi lễ không? Người phụ nữ này dám thuê xe lai cho người ta đi lễ, thì chẳng lẽ các giáo phận và giáo hạt không thể tạo điều kiện cho các bệnh nhân đi lễ được sao?  

     Phúc cho người chồng có được người vợ hết mình vì Chúa, vợ sẽ làm rạng danh chồng và dòng dõi của chồng sẽ được nở mày nở mặt. Phúc cho người con có được người mẹ hết mình vì Chúa, con cái và các cháu sẽ được hưởng phúc lộc của người mẹ, người bà đến lâu dài. 

     Người phụ nữ đó không ở đâu xa, ở giáo xứ Bùi Ngọa, thuộc giáo phận Vinh. Người phụ nữ đó luôn vui vẻ đón nhận mọi đau khổ trong gia đình và dẫm đạp lên mọi đau khổ bên ngoài.

     Chỉ cần có một phần nhỏ về tinh thần truyền giáo và tái truyền giáo như người phụ nữ giáo xứ Bùi Ngọa trên kia, thì chắc chắn sẽ không có mấy người bỏ Chúa lâu năm, không có mấy người sống trong tội lỗi và nhờ đó sẽ đưa được nhiều người dân ngoại trở về với Chúa. Nói truyền giáo là dễ cũng không đúng, nếu dễ thì các Đức Cha và các cha đã truyền giáo được nhiều rồi. Nhưng nói truyền giáo là khó cũng không đúng, vì khó thì như người phụ nữ Bùi Ngọa đã không thể đi làm công việc truyền giáo mỗi ngày được, rồi nhiều hội đoàn khác cũng đã từng đi truyền giáo mỗi ngày. Truyền giáo không khó và cũng không dễ, chỉ cần muốn truyền giáo, khao khát làm việc truyền giáo, thì bất cứ ai ai cũng làm được. Trong khi đi truyền giáo không phải ta làm nhưng chính Chúa làm. Còn cho dù tài giỏi đến mấy đi chăng nữa, có nhiều bằng cấp đến mấy đi chăng nữa, nhưng không khao khát làm công việc truyền giáo, thì cũng không thể đi làm việc truyền giáo được, và nếu có phải làm vì nghĩa vụ thì cũng chỉ làm một cách miễn cưỡng, làm cho có thế thôi.

      Qua đây xin kể một câu chuyện: có hai người trên đường đi truyền giáo, trên đường đi chưa có khẩu trang. Ghé vào quán mua một gói khẩu trang. Mua xong, xé bao ra để lấy một cái. Khi xé không cẩn thận thì toàn khẩu trang trong bao rơi xuống đất. Nhặt toàn bộ khẩu trang bỏ vào bao, rồi treo vào ngoắc xe máy. Khi về nhà, lấy bao khẩu trang ra, thì gói khẩu trang còn nguyên vẹn, không bị xé ra như lúc ban đầu. Người đó vẫn đang giữ gói khẩu trang đó để làm báu vật mà chính Chúa đã làm phép lạ gắn bao khẩu trang lại như lúc ban đầu. Chúa làm phép lạ đó là để nói lên rằng khi đi truyền giáo là có Chúa đi cùng và chính Chúa hoạt động trên những người tha thiết làm việc truyền giáo. 

       Căn cứ vào đâu để biết làm việc truyền giáo không cần phải giỏi, không có bằng cấp vẫn làm được? Giáo xứ Yên Hòa, giáo phận Vinh, có hội Lê Gi ô, các bà các chị học thấp lắm, nhưng tuần nào cũng đi làm công việc truyền giáo. Một lần xuống bệnh viện, không may hôm đó là ngày gì thì không nhớ, nhưng các bệnh nhân hầu như về hết. Bây giờ các hội viên Lê Gi ô xin vào gặp các y bác sỹ và nói chuyện đạo cho họ, các y bác sỹ đều vui vẻ đón tiếp các bà, các chị một cách rất nồng nhiệt. Có lẽ các Đức Cha và các cha cũng không dám đến các bệnh viện mà nói chuyện đạo với các y bác sỹ như vậy được. Nhưng các bà, các chị giáo xứ Yên Hòa, học hành không có, nhưng lại nói chuyện đạo một cách lưu loát với các y bác sỹ được như vậy. Không biết hội Lê Gi ô các nơi khác thì không rỏ, còn hội Lê Gi ô giáo xứ Yên Hòa, tin 100% khi đi làm công việc truyền giáo, là chính Đức Mẹ nói thay và làm thay cho mình. 

      Tại sao trong giờ hành chính mà các y bác sỹ lại bỏ thời gian để tiếp các bà, các chị hội Lê Gi ô một cách tận tình như thế? Ta phải tin đây là Đức Mẹ làm. Đức Mẹ không làm, thì đến đó người ta đuổi đi chứ. 

      Cám ơn Cha Phao lô Hồ Văn Trường, giáo phận Vinh, cha đã dày công mới lập lên được hội Lê Gi ô cho giáo xứ Yên Hòa. Cha đã để lại một di sản vô giá cho giáo xứ Yên Hòa, cách riêng cho những người đó và các gia đình trong hội Lê Gi ô. Từ những con người rất bình thường, không có bằng cấp, nhưng đã làm được những việc phi thường. Nếu Chúa không dùng thì người có bằng cấp đại học hay bằng cấp cao hơn nữa cũng không thể đi làm chứng cho Chúa được như những người trong hội Lê Gi ô này. Có những hội đoàn, chỉ cần cha xứ hô buổi tối, là ngày mai thành lập được ngay. Nhưng hội Lê Gi ô, cha Trường phải mất nhiều công mới đào tạo lên đó được. Đào tạo lên các chủng sinh và các xơ có khi còn dễ hơn, vì công việc của các chủng sinh và các xơ dễ hơn rất nhiều so với công việc của hội Lê Gi ô. Cha Trường đi rồi, cha Phê-rô Nguyễn Đức Kiên về quản xứ, cha Kiên cũng không thua kém cha Trường, hy vọng cha Kiên sẽ có cách dụ dỗ thêm được nhiều người gia nhập vào hội Lê Gi ô càng sớm càng tốt. Giáo xứ có nhiều người vào hội Lê Gi ô, thì muôn hồng ân Chúa ngày đêm đang tuôn đổ xuống trên giáo xứ đó. Vậy các hội đoàn khác thì sao? Một lần ngày lễ thứ sáu đầu tháng, rất ít người đi, cha Giuse Hoàng Thái Lân, giáo phận Vinh giảng: “Vào hội Thánh Tâm mà không đi lễ thứ sáu đầu tháng. Vậy thì vào hội để đi rước cho đẹp hay sao?” Ngày thứ sáu đầu tháng một tháng chỉ có một lần, nhưng hội Thánh Tâm không hiểu hay không muốn đi thì không rỏ. Công việc hội Lê Gi ô, một tuần đi truyền giáo hai tiếng đồng hồ, hai tiếng cầu nguyện, đọc kinh chung và sinh hoạt, cả thảy là bốn tiếng. Ai đi muộn người đó phải tự làm việc lành để đền bù. Còn những việc lành mà hội Lê Gi ô phải làm hàng ngày là chưa tính đến. Luật của Lê Gi ô còn khó hơn nhiều so với luật của các cha. Thấy người ta kể, có những cha không đi tỉnh tâm cũng không sao. Còn hội Lê Gi ô, thấy các hội viên kể lại: ông Giuse, Jb Nguyễn Văn Thiện, là trưởng của hội Lê Gi ô, giáo xứ Yên Hòa. Khi đi họp nơi nào đó mà thiếu, là ông Thiện phải quỳ thâu cả buổi, và phải quỳ nhiều lần lắm rồi. Cám ơn ông Nguyễn Văn Thiện, Chúa đã dùng ông để nâng đỡ các hội viên Lê Gi ô giáo xứ Yên Hòa. Hy vọng qua ông, các hội viên sẽ học hỏi được nhiều hy sinh và lòng mến Chúa hơn. Khi bỏ tiền vào giỏ hàng tuần, Luật của Lê Gi ô là bắt ai ai cũng phải bỏ tay vào giỏ, kể cả không có tiền cũng phải làm như vậy. Bỏ xong, không biết ai đã bỏ tiền và cũng không biết ai không bỏ tiền. Không có một hội đoàn nào mà phép lạ lại xẩy ra nhiều như các phép lạ đã từng xẩy ra trong hội Lê Gi ô cho từng người một. Nhiều người có bằng cấp cao, kể cả các cha, các thầy và các xơ, nhưng có mấy ai dám xuống các bệnh viện mà nói chuyện đạo với các y bác sỹ như những người trong hội Lê Gi ô này không? Đó không phải là một phép lạ hay sao, những hội viên này học hành rất thấp? Một điều mà sẽ thấy rỏ việc Đức Mẹ làm, trong hội Lê Gi ô, bất cứ đi đâu không được cho ai cái gì, chỉ có cầu nguyện cho họ và để Đức Mẹ làm. 

     Tìm được một người muốn vào hội Lê Gi ô khó hơn là tìm được một người muốn làm linh mục. Vì sao? Giáo phận Vinh, có năm lên đến mấy trăm sinh viên xin thi vào trường đại, nhưng cũng chỉ chọn được ít người thôi. Lê Gi ô, cha Phao lô Hồ Văn Trường phải làm bằng mọi cách mới đưa được người vào. Đầu tiên vào khá đông, nhưng sau rút ra rất nhiều. Còn đại chủng viện thì hàng trăm người vẫn tha thiết xin vào.

      Ước gì các giáo phận, các đứng bậc trong Hội Thánh cũng có niềm tin vững mạnh như những thành viên trong hội Lê Gi ô. Tin mạnh để làm gì? Tin mạnh để mới có thể chọn đúng những người Chúa chọn. Tại sao phải tìm những người Chúa chọn? Vì có những người Chúa không chọn nhưng ma quỷ vẫn đưa vào. Tin mạnh để đưa những người tài đức, không có bằng cấp cao lên làm Giám Mục, làm bề trên, làm thầy dạy. Nói như vậy không có nghĩa hoàn toàn phủ nhận những người có bằng cấp cao hay sao? Những ai có bằng cấp cao mà được nhiều người yêu mến thì cũng có thể làm những việc quan trọng được. Ta thấy có nhiều Hồng Y, nhiều Giám mục sai lỗi lắm, các ngài là những người có bằng cấp cao cả đó. Có Đức Cha Woward Bubbard, ở Mỹ, 84 tuổi, xin Đức Thánh Cha cho huyền chứ để lấy vợ, ngài đang quan hệ với một phụ nữ kém ngài vài chục tuổi.  Rồi Tổng Thống Mỹ, Joe Biden, và bà Nency Pelosi, hai người đều là người Công giáo, làm lớn nhất nước Mỹ, đã cho phép phá thai. Ta không trách hai người lớn nhất nước Mỹ này, nhưng hãy trách những Hồng Y và Giám mục đây đó đã từng cho phép phạm những tội tày trời như thế. Hay như Trung Quốc có những người chính quyền đưa lên làm giám mục. Ta đừng trách chính quyền Trung Quốc, nhưng hãy trách vì các giáo phận có khi đặt bằng cấp lên hàng đầu nên đã chọn người nhầm. Còn chính quyền đưa lên làm Giám mục mà không làm thì có can chi đâu. Hay như Giáo Hội Đức nhiều Giám mục và Hồng Y đã chống lại Đức Thánh Cha. Cũng khoan đã vội trách Giáo Hội Đức, nhưng hãy trách những người đã chọn nhầm những Giám mục và những Hồng Y đó. Còn nếu Tòa Thánh chọn đúng người thì sẽ không có nhiều Giám mục và Hồng Y chống đối Tòa Thánh đến như thế. Nguyên nhân chọn Giám Mục sai, không biết có phải vì Giáo Hội quy định là phải có bằng tiến sỹ mới được làm giám Mục hay không? Trước mặt Chúa mà xét, thì Giáo Hội có cần phải có những lớp để đào tạo lên tiến sỹ như thế không? Nếu cần thì sao có quá nhiều tiến sỹ sai lỗi đến thế? Nếu không có những lớp tiến sỹ này, thì  không có hoặc rất ít Hồng Y, và các Giám Mục phạm nhiều tội tày trời đến thế. Trên thế giới này trường đại học nào cho ra nhiều nhân tài nhất thì người ta đều biết. Cũng vậy trường nào của Giáo Hội mà cho ra nhiều Giám Mục và Hồng Y phạm tội thì Giáo Hội cũng phải biết chứ. Chúng ta biết, Giáo Hội chỉ không sai khi nào? Khi mà Đức Giáo Hoàng ngồi trên tòa Phê-rô để công bố một tín điều gì đó, thì Giáo Hội không thể sai lầm, còn mọi vấn đề khác, Giáo Hội đều có thể sai lầm như thường. Hay như việc Giáo Hội không cho giáo dân và các tu sỹ được rước lễ hai hình, đây là một việc làm hoàn toàn đi ngược lại với lời Chúa dạy. Chúa Giê-su phán: “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6.53-54) Rồi khi truyền phép, từ Đức Giáo Hoàng cho đến các cha đều đọc: “Tất cả các con hãy lãnh nhận mà uống…”. Đọc như thế, nhưng có ai được uống đâu, chỉ là lừa đảo mà thôi. Ngoại trừ cha Giuse Nguyễn Đăng Điền, giáo phận Vinh, và không biết có có cha nào nữa hay không?

      Hầu hết những cha những thầy những xơ cho đi du học thì được gọi là những người có lòng đạo và có tài hơn những người khác. Không biết đã ai nghe nói là cha nọ, thầy kia, xơ kia nhờ đi du học về mà sốt sắng hơn chưa? Có lẽ chưa có, nhưng là khô khan hơn khi chưa đi du học thì có. Điều này các cộng đoàn có thể nhìn thấy rất rỏ. Nguyễn Bính trong bài :Chân quê” có viết:

“Hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.” Cũng vậy: Nhìn qua đi du học về, chiều sâu lòng đạo bay đi khá nhiều.

      Bởi vậy trong lúc này các giáo phận, đặc biệt trong Giáo Hội nên loại bỏ ngay vấn đề bằng cấp, nên đào tạo lên những người có lòng mến Chúa hơn là đào tạo lên những người có bằng cấp. Thời Chúa Giê-su có phân biệt bằng cấp gì đâu. Vì phân biệt bằng cấp nên người ta phải học ngày, học đêm để lấy cho được tấm bằng, học đến nổi quên cả Chúa. Đào tạo lên những người có lòng mến Chúa thì ngày đêm mệt mại về Chúa, như những hội Lê Gi ô xuất sắc, những việc làm của họ 100% là nhờ vào Chúa, chứ không nhờ vào tài năng của mình. Vào ngày làm phép nhà Bảo Vệ Sự Sống của cha Anton Phê-rô Trần Văn Niên, giáo phận Vinh, cha Giuse Trần Đức Mai, giáo phận Hà Tỉnh có giảng: “Khi anh chị em Bảo Vệ Sự Sống, ai đó biết được người sắp phá thai, thì nhắn tin lên Nhóm, để mọi người cùng cầu nguyện cho người đó khỏi phá thai.” Như cha Giuse Trần Đức Mai giảng thì hoàn toàn không dùng bằng tài năng của mình nhưng dùng bằng sự cầu nguyện để chiến đấu với tội lỗi. Tại sao cha Mai không dùng bằng sức mạnh hay bằng tài năng của mình để chống lại việc phá thai, nhưng chỉ dùng bằng vào lời cầu nguyện? Đây là bài học mà cha Mai đã rút ra từ các vị thánh, vì các thánh thì làm bất cứ việc gì cũng lấy sự cầu nguyện làm trên hết. Ước gì các thầy dạy, các bề trên, những người làm lãnh đạo, không dùng vào tài năng của mình nhưng hãy dùng bằng sự cầu nguyện để giảng dạy và lãnh đạo mọi thành phần dân Chúa, cũng như các bà, các chị trong hội Lê Gi ô giáo xứ Yên Hòa chỉ dùng bằng lời cầu nguyện nhưng đã làm lên được những việc phi thường. Khi trong giáo xứ có những người bỏ Chúa lâu năm, các cha cũng nên học cha Giuse Trần Đức Mai là nhờ tập thể cầu nguyện cho ai đó, y như Nhóm Bảo Vệ Sự sống tập trung cầu nguyện cho ai đó khỏi phá thai. Các hội đoàn cùng nhau tập trung cầu nguyện cho ai đó, không sớm thì muộn những người đó sẽ được biến đổi.

       Thấy người ta kể, có một giáo xứ đánh bạc cả làng, ban hành giáo chơi gần hết. Cha xứ muốn dẹp được thì cha phải nhờ các hội đoàn cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng. Cha phải kiểm tra xem mỗi ngày hội viên đó đã cầu nguyện cho việc nọ việc kia được mấy lần? Nên lập lên nhóm Zalo như cha Mai, để khi gặp bất cứ khó khăn gì, nhắn tin lên nhóm, nhờ các hội viên cầu nguyện kịp thời. Cờ bạc, trai gái, rượu chè, trộm cắp, dâm ô…tất cả đều là công việc của ma quỷ làm. Ta chiến đấu với những người đó là chiến đấu với quỷ, chính thánh Phao lô đã khám phá ra điều này : “Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao. Bởi đó, anh em hãy nhận lấy toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa; như thế, anh em có thể vận dụng toàn lực để đối phó và đứng vững…”(Ep 6.12-13) Ta nghe câu chuyện này sẽ thấy cảnh sát Mỹ giỏi hơn các cha? Giỏi hơn về cái gì? Một cha người Việt bên Mỹ giảng: “Có một cảnh sát giao cho cha đó một tội phạm đã từng vào tù lần này lượt khác nhưng vẫn không thể hoán cái được.” Tại sao cảnh sát Mỹ đó phải nhờ linh mục cải tạo tội nhân đó? Trước mặt Chúa, các cha không được dùng bằng vụ lực, không dùng vụ lực mà hoán cải được tội nhân thì cũng chỉ có cầu nguyện mà thôi.

       Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, nhưng đây đó vẫn có những đứng bực sợ truyền giáo. Mấy lần công an điển đến xin gặp. Vì mình không có thời gian nên không cho gặp. Nhưng sau nghĩ bụng phải cho gặp để truyền giáo cho họ nên mới cho gặp. Gặp xong trao cho người đó cuốn sách nói về Chúa và sau đó còn điển hỏi thăm xem đã đọc hết chưa. Cũng như cha Giuse Nguyễn Đăng Điền, giáo phận Vinh, vào Ủy Ban đoàn kết là để giới thiệu Chúa cho họ, và cha Điền nhờ vào đó nên đã truyền giáo cho được khá nhiều cán bộ từ trung ước đến địa phương. Trong khi có những cha còn phê phán cha Điền, phê phán cha Điền là vì những những cha đó không muốn làm việc truyền giáo. Có cha cán bộ đến chúc mừng, đóng cửa, không ra. Tại sao giáo phận lại chọn những người đó làm linh mục? Có những người vẫn đi làm việc thiện nhưng họ lại không lấy làm quan trọng trong công việc truyền giáo. Chúa nhủ là hãy đi khắp tứ phương thiên hạ rao truyền lời Chúa cho mọi người biết, kể cả phải chết vẫn phải đi. Và đúng như vậy hầu hết các nhà truyền giáo đều làm mồi cho họ làm thịt cả, và ngay từ thời đầu của các Tông Đồ cho đến hôm nay. Lời Chúa cho hay: “Thiên Chúa là Đấng Thánh của Israel, Đấng Cứu Chuộc ngươi phán: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Đấng phán dạy ngươi những điều hữu ích, Đấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển. Dòng dõi ngươi sẽ như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc, và danh ngươi sẽ không bị xoá, bị diệt trước nhan thánh Ta.” ( Is 48.17-19)

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Previous Post Next Post

نموذج الاتصال